1

Một số điều cần biết về viêm tắc tia sữa - Bệnh viện 108

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tiết sữa:

  • Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.
  • Tuy nhiên nếu trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được.
  • Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.
  • Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn.
  • Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Nguyên nhân:

Vừa mới sinh con: 

  • Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh.
  • Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.

Sữa mẹ dư thừa: 

  • Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết
  • Hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

Ngực chịu áp lực:

  • Mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc.
  • Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.

Ít hút sữa ra ngoài: 

  • Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa.
  • Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.

Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng:

  • Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra.
  • Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

Mẹ không cho bú thường xuyên: 

  • Nếu không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.

Stress: 

  • Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

Triệu chứng:

  • Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.
  • Ngực căng cứng và to hơn so sới bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần, cảm giác đau nhức.
  • Tắc tia sữa thành cục cứng. Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.
  • Ngực sưng nóng đỏ.
  • Đôi khi tắc tia sữa gây sốt.

Ưu điểm vật lý trị liệu:

  • Làm tan nhanh chóng các vị trí tuyến sữa bị đông kết và vón cục.
  • Không gây sang chấn tổn thương các tuyến sữa bị viêm tắc và hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.
  • Không cần sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm toàn thân.
  • Trong thời gian điều trị vẫn duy trì cho con bú bình thường tránh mất sữa và bỏ ti mẹ.

Các phương pháp vật lí:

  • Điều trị bằng các phương pháp nhiệt
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Điều trị bằng laser

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 855 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu) điều trị bằng cách nào?
Bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu) điều trị bằng cách nào?

Bệnh Buerger hay viêm thuyên tắc mạch máu là một bệnh hiếm gặp xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Ở những người mắc bệnh lý này, các mạch máu bị viêm, sưng và có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối). Điều này làm gián đoạn sự lưu thông máu đến da, làm hỏng mô da và có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Buerger thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân rồi cuối cùng lan rộng ra trên cánh tay và cẳng chân.

Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?
Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?

Viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis) là một loại viêm mạch máu hiếm gặp, xảy ra ở động mạch chủ (động mạch lớn mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể) và các nhánh chính của động mạch chủ.

Các loại bệnh cơ tim và cách điều trị
Các loại bệnh cơ tim và cách điều trị

Bệnh cơ tim (cardiomyopathy) là những vấn đề xảy ra ở cơ tim khiến tim khó bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh cơ tim có thể dẫn đến suy tim. Các loại bệnh cơ tim chính là bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim gồm có dùng thuốc, cấy thiết bị hỗ trợ tim, phẫu thuật tim và ghép tim, tùy thuộc vào loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng.

Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây