1

Một số điều cần biết về răng thừa - Bệnh viện 108

Nguyên nhân:

  • Một giả thuyết cho rằng răng thừa được tạo ra như là kết quả của sự phân đôi mầm răng.
  • Giả thuyết khác, được sử dụng nhiều trong các tài liệu y học, là giả thuyết hoạt động thái quá, thuyết này cho rằng răng thừa được hình thành là kết quả của sự hoạt động thái quá cục bộ, độc lập, mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng.
  • Tính di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện bất thường này, như răng thừa phổ biến hơn ở những trẻ em có người thân có răng thừa so với dân số chung. 

Triệu trứng:

  • Răng thừa có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe và chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám chuyên khoa hoặc khi chụp X-quang.
  • Răng thừa ở vị trí giữa 2 răng cửa giữa hàm trên thường gặp nhất và biểu hiện sớm ở thời kỳ răng hỗn hợp của trẻ bằng khe thưa bất thường giữa 2 răng cửa.

Chẩn đoán:

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Chụp X-quang: Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường quy được sử dụng để chẩn đoán là phim cận chóp, phim cắn, phim panorama, cephalometric và phim CT Cone Beam. Đặc biệt những trường hợp răng thừa ngầm, phim CT Cone Beam được chỉ định để có hình ảnh 3 chiều giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Điều trị:

Chỉ định nhổ răng thừa:

  • Răng cửa giữa chậm mọc hoặc chèn ép.
  • Có dấu hiệu rõ ràng làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa.
  • Có liên quan đến bệnh lý.
  • Chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến.
  • Sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch.
  • Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế.
  • Răng thừa mọc lộ ra ngoài.

Chỉ định theo dõi nếu không nhổ bỏ răng thừa:

  • Các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật chung.
  • Không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt;
  • Không liên quan đến bệnh lý;
  • Nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.

Nguồn: Bệnh viện 108

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" "BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" 03:12
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ"
Sâu răng chính là kẻ thù thường gặp, là "nỗi ám ảnh" khiến bé khóc thét mỗi lần "chạm trán". Thế nhưng vì sao bé lại gặp vấn đề răng miệng khi vẫn...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC 00:10
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC
Là khách hàng hiện đại
 3 năm trước
 893 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Điều trị các bệnh về lợi (nướu)
Điều trị các bệnh về lợi (nướu)

Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh về lợi tùy thuộc và từng giai đoạn bệnh, các phương pháp trước đó có hiệu quả ra sao và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây