1

Mầm bệnh từ bàn chải đánh răng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bàn chải là ổ chứa vi trùng, gồm virus, nấm, vi khuẩn... ở người mắc các bệnh về răng miệng cũng như ở người khỏe mạnh. Khi có điều kiện, các loại vi khuẩn này sẽ gây bệnh cho bạn.

Điểm mặt ổ vi trùng “ngụ” tại bàn chải đánh răng

Khoang miệng chứa rất nhiều các loại vi sinh vật, bao gồm virus, nấm, vi khuẩn và vi sinh vật nguyên sinh ở người mắc các bệnh về răng miệng cũng như ở người khỏe mạnh. Theo giáo sư William Wade, viện Nha khoa London: “Số lượng vi khuẩn rất đông đảo: mỗi mililít nước bọt chứa tới 100 triệu con vi khuẩn và có hơn 600 loài vi khuẩn khác nhau sinh sống trong miệng người.”

Bàn chải là công cụ tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn ấy nên vi khuẩn lại chuyển nơi cư ngụ từ khoang miệng ra bàn chải trở và thành một ổ chứa vi trùng lớn. Thậm chí bàn chải đánh răng đã được chải với kem đánh răng và rửa kĩ với nước, vẫn không thể tiêu diệt được hết các loại vi khuẩn.

Bàn chải đánh răng là nơi ẩn náu không chỉ của vi khuẩn từ miệng mà còn ở phòng tắm, nơi bạn để bàn chải. Vi khuẩn thường ẩn náu trong bàn chải là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Pseudomonas enterobacter và Klebsiella. Các loại vi khuẩn này có thể sống tới vài ngày. Riêng cầu khuẩn beta haemolytic nhóm A (gây viêm amiđan) có thể "cư trú" tại đó tới 15 ngày.

Ở những bàn chải đã được rửa sạch sẽ, cầu khuẩn beta haemolytic nhóm A vẫn tồn tại được 3 ngày. Khi có điều kiện, các loại vi khuẩn này sẽ gây bệnh cho đường hô hấp của bạn.Loại cầu khuẩn cầu khuẩn beta haemolytic nhóm A có thể gây viêm amiđan và viêm amiđan tái phát cho những người đã được điều trị khỏi. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thấp tim... rất khó điều trị.

Phòng bệnh từ bàn chải đánh răng

  • Dùng chung bàn chải đánh răng dễ dàng bị lây bệnh nhất. Bởi vậy, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng không được dùng chung bàn chải đánh răng.
  •  
  • Bàn chải đánh răng ở trong môi trường vệ sinh ẩm ướt, vi khuẩn càng dễ sinh trưởng. Nên, sau khi đánh răng xong, phải rửa kỹ bàn chải và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ, xa nhà vệ sinh, vòi nước và các chậu rửa tích nước.
  • Khi đã dùng được một thời gian không những bàn chải sẽ giảm tính hiệu quả mà chúng còn trở thành một nguồn lớn những bệnh lây nhiễm như viêm lợi. Bởi vậy bạn nên thường xuyên thay bàn chải, kể cả khi trông bàn chải vẫn còn mới và lông bàn chải vẫn chưa bị sờn.
  • Đặc biệt, sau thời kỳ viêm amiđan hoặc bị các bệnh đường hô hấp thì cần phải thay ngay bàn chải để ngăn chặn mầm bệnh cư ngụ tại đây gây bệnh tái phát.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" "BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" 03:12
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ"
Sâu răng chính là kẻ thù thường gặp, là "nỗi ám ảnh" khiến bé khóc thét mỗi lần "chạm trán". Thế nhưng vì sao bé lại gặp vấn đề răng miệng khi vẫn...
 3 năm trước
 986 Lượt xem
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC 00:10
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC
Là khách hàng hiện đại
 3 năm trước
 902 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây