1

Lưu ý trong kiểm soát đường huyết trước mổ

Kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là một vấn đề quan trọng nhằm phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra, đặc biệt là hạ đường huyết khi mổ và tăng nguy cơ biến chứng tim sau phẫu thuật.
 

1. Đái tháo đường

 

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin. Đây là bệnh mãn tính thường gặp, tỷ lệ số người mắc đái tháo đường chiếm khoảng 7%. Đái tháo đường gồm có 2 loại:

  • Đái tháo đường typ 1: Phụ thuộc insulin
  • Đái tháo đường typ 2: Là đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật và tăng nguy cơ mắc biến chứng tim sau phẫu thuật. Vì vậy việc kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là rất quan trọng nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý trong kiểm soát đường huyết trước mổ
Kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật nhằm phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra

2. Kiểm soát đường huyết trước mổ

 

Mục tiêu của việc kiểm soát đường huyết trước mổ là phòng ngừa tăng hoặc hạ đường huyết nặng trong giai đoạn phẫu thuật. Tiến hành đo mức điện giải huyết thanh của tất cả các bệnh nhân đái tháo đường và điều trị trước khi mổ. Ngoài ra, cần đánh giá chức năng thận bằng cách đo BUN và mức creatinin huyết thanh.

Trong giai đoạn phẫu thuật, việc xử trí bằng thuốc đặc hiệu còn phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm:

  • Loại đái tháo đường
  • Loại phẫu thuật
  • Thời gian kéo dài phẫu thuật

Đối với bệnh nhân không cần dùng insulin trong phẫu thuật cần theo dõi đường máu nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết, đảm bảo điều trị kịp thời tăng đường huyết nặng. Đối với những bệnh nhân cần dùng insulin trong lúc phẫu thuật, tiến hành tiêm insulin đường tĩnh mạch sẽ tốt hơn insulin dưới da, thời gian khởi phát tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và dễ chuẩn liều. Ngoài ra, có thể tiếp tục dùng insulin đường tĩnh mạch trong giai đoạn hậu phẫu cho tới khi bệnh nhân ăn được.

3. Nhu cầu sử dụng insulin trong phẫu thuật

Đối với bệnh nhân đái tháo đường sử dụng insulin

  • Những bệnh nhân trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân đang dùng insulin trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân đang dùng thuốc đường uống, trải qua phẫu thuật lớn.
Lưu ý trong kiểm soát đường huyết trước mổ
Bệnh nhân sử dụng insulin nên tiến hành tiêm đường tĩnh mạch thay vì tiêm dưới da

 

Đối với bệnh nhân đái tháo đường không cần sử dụng insulin

  • Kiểm soát bằng chế độ ăn trải qua bất kỳ phẫu thuật nào.
  • Những bệnh nhân phụ thuộc insulin kiểm soát tốt bằng những thuốc đường uống trải qua tiểu phẫu thuật cần gây mê hoặc gây tê tủy sống.
  • Tiểu phẫu thuật: Các thủ thuật như phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo và phẫu thuật nội soi ổ bụng.
  • Đại phẫu thuật: mở lồng ngực, mở bụng, mở xương ức, phẫu thuật mạch máu.

4. Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật

 

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Thường thì lượng đường trong máu sau khi phẫu thuật rất khó kiểm soát vì:

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Nôn mửa
  • Bị stress sau phẫu thuật
  • Ít hoạt động hơn bình thường

Thông thường, bệnh nhân đái tháo đường sẽ mất thời gian dài hơn để hồi phục so với những người không bị bệnh tiểu đường. Do đó, nếu phải trải qua phẫu thuật lớn cần nhập viện. Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân không bị tiểu đường. Người bệnh cần được theo dõi những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, hoặc vết mổ có sưng đỏ, nóng hoặc rỉ mủ ra.
  • Loét: do nằm lâu ngày. Để phòng tránh cần thường xuyên xoay trở trên giường, nếu có thể hãy đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng. Một số trường hợp bệnh nhân bị mất cảm giác ở ngón chân hoặc ngón tay do bệnh tiểu đường, và sẽ không cảm thấy cảm giác đau đớn do vết loét gây ra.
Lưu ý trong kiểm soát đường huyết trước mổ
Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân không bị tiểu đường

 

Tóm lại, đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Nếu bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật, thì việc kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật là một vấn đề quan trọng, nhằm phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra, đặc biệt là hạ đường huyết khi mổ và tăng nguy cơ biến chứng tim sau phẫu thuật. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu của những biến chứng thường gặp như loét, nhiễm trùng,...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 783 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây