1

Lưu ý khi dùng thuốc làm thông mũi cho trẻ em

Thuốc làm thông mũi có thể sử dụng cho trẻ để làm giảm các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và các bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng, độ tuổi, tương tác thuốc để sử dụng thuốc an toàn cho trẻ.

1. Cơ chế làm thông mũi của thuốc Pseudoephedrine

 

Pseudoephedrinethuốc làm thông mũi cho trẻ em. Nó hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu để làm giảm sưng (viêm mũi) và tắc nghẽn (nghẹt mũi). Pseudoephedrine được sử dụng để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi và đau nhức các xoang / nhiễm trùng do các bệnh về hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản.

XEM THÊM: Dùng thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi an toàn

2. Lưu ý về đối tượng sử dụng của thuốc thông mũi Pseudoephedrine

 

Để đảm bảo an toàn, các bậc cha mẹ cần lưu ý về việc sử dụng thuốc làm thông mũi Pseudoephedrine cho trẻ như sau:

  • Các sản phẩm trị ho và cảm lạnh chưa được chứng minh là an toàn hoặc hiệu quả ở trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Không sử dụng sản phẩm thuốc thông mũi Pseudoephedrine cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Viên nén/viên nang tác dụng kéo dài không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết về việc sử dụng sản phẩm thuốc xịt mũi một cách an toàn.
Lưu ý khi dùng thuốc làm thông mũi cho trẻ em
Tùy theo lứa tuổi của trẻ có thể dùng thuốc Pseudoephedrine các dạng khác nhau

3. Lưu ý về cách sử dụng thuốc làm thông mũi cho trẻ em

 

Thuốc làm thông mũi cho trẻ em uống bằng đường miệng cùng hoặc không cùng với thức ăn, thường cách nhau 4 đến 6 giờ một lần. KHÔNG dùng quá 4 liều trong một ngày. Liều dùng dựa trên tuổi tác, tình trạng bệnh và phản ứng với điều trị. KHÔNG tăng liều cao hơn chỉ dẫn. Không dùng liều cao hơn mức khuyến cáo cho độ tuổi của trẻ. Nếu bạn đang sử dụng viên nhai, hãy nhai kỹ từng viên và nuốt. Nếu bạn đang sử dụng dạng lỏng của thuốc, hãy đo liều cẩn thận bằng dụng cụ / cốc đo đặc biệt. Không sử dụng thìa gia dụng vì không đo được liều lượng chính xác.

Có nhiều nhãn hiệu thuốc pseudoephedrine khác nhau. Một số loại thuốc cần được nuốt với nhiều nước. Kiểm tra hướng dẫn cụ thể của gói thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho từng sản phẩm vì lượng pseudoephedrine có thể khác nhau giữa các sản phẩm. KHÔNG dùng quá liều lượng cho phép.

Caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, người bệnh cần tránh uống một lượng lớn đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, cola), ăn một lượng lớn sôcôla hoặc dùng các sản phẩm không kê đơn có chứa caffeine. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày, biểu hiện xấu đi hoặc tái phát, hoặc nếu bạn bị sốt, phát ban hoặc đau đầu dai dẳng ... hãy đi khám ngay lập tức.

Người bệnh cần lưu ý, các sản phẩm này KHÔNG chữa khỏi hoặc rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, hãy tuân thủ cẩn thận tất cả các hướng dẫn về liều lượng. KHÔNG sử dụng sản phẩm này để làm trẻ buồn ngủ. KHÔNG dùng kết hợp với thuốc ho và cảm lạnh khác có thành phần tương tự. Bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các cách khác để giảm các triệu chứng ho và cảm lạnh (chẳng hạn như uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc xịt / nhỏ mũi nước muối).

Lưu ý khi dùng thuốc làm thông mũi cho trẻ em
Cha mẹ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị

 

Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thuốc làm thông mũi cho trẻ các bậc cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  673 lượt xem

Khi nào có thể cho trẻ dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin?

Khi nào tôi có thể cho bé dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin ạ? Thuốc này có những tác dụng phụ gì đáng sợ không ạ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2912 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1283 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 978 Lượt xem
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 589 Lượt xem
Tin liên quan
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc
Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc

Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng

Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây