1

Lời khuyên giúp ngăn ngừa bị đau sau phẫu thuật ung thư vú - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một cuộc nghiên cứu đã nhận thấy rằng những bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật ung thư sẽ có cơ hội lớn để tránh được tình trạng bị đau và suy nhược sau phẫu thuật nếu như họ nhận được thêm một ít thông tin.

Theo như thông tin từ cuộc nghiên cứu của Đại học y khoa New York thì khoảng 30% trong số 2,4 triệu bệnh nhân sống sót sau ung thư vú bị phù bạch huyết, và tất cả những bệnh nhân này đều có nguy cơ trong phần đời còn lại. Phù bạch huyết là một tình trạng mà dẫn tới phù làm suy giảm chức năng của các chi sau phẫu thuật ung thư vú. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau, mỏi, tê và giảm khả năng hoạt động của chi. Những bệnh nhân bị phù bạch huyết có thể dẫn tới các biến chứng khác như xơ hóa, viêm mô tế bào, nhiềm trùng và nhiễm trùng huyết.

Nhưng có những việc bệnh nhân có thể làm để giảm những nguy cơ này, bao gồm nâng cao chi bị ảnh hưởng để thúc đẩy việc dẫn lưu dịch, tránh việc hút máu vào và nhiễm trùng ở chi bị ảnh hưởng và tránh được các huyết khối làm tác mạch, mà những huyết khối này sẽ làm triệu chứng trầm trọng thêm, theo như phát biểu của các chuyên gia. Theo một cuộc nghiên cứu gần đây thì những bệnh nhân nhận được những thông tin về phù bạch huyết này thì họ có ít triệu chứng hơn, và họ thực hành những hành động làm giảm nguy cơ.

Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, bác sĩ Deborah Axelrod, một chuyên gia trong khoa Phẫu thuật của Trung tâm NYU Langone Medical Center và là một thành viên của Viện nghiên cứu ung thư NYU Cancer Institute, nói rằng: “Việc quan trọng là xác định được các triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng này, cũng như xác định những biện pháp phòng ngừa cần thực hiện. Chúng tôi cũng khuyến khích bệnh nhân tham gia vào những thử nghiệm về hành vi để làm giảm nguy cơ, và hoạt động với những phương pháp sinh lý để đảm bảo việc giảm triệu chứng bệnh”. Một tác giả khác của cuộc nghiên cứu là Mei R. Fu nói rằng, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng giáo dục có thể giúp làm giảm nguy cơ bị phù bạch huyết. Fu nói: “Các y tá giữ vai trò tiên phong trong việc giáo dục cho bệnh nhân về phù bạch huyết và họ có thể giữ vai trò trong việc nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư vú còn sống”.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Ung thư vú di căn: Tuổi thọ và tiên lượng bệnh
Ung thư vú di căn: Tuổi thọ và tiên lượng bệnh

Di căn là giai đoạn mà ung thư đã lan ra ngoài mô vú sang các khu vực khác của cơ thể. Vậy tiên lượng vào giai đoạn này ra sao?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây