Liều dùng giấm táo: Bạn nên uống bao nhiêu mỗi ngày?
1. Giấm táo có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu
Giấm táo thường được khuyên dùng như một cách tự nhiên để kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người bị đái tháo đường có tình trạng kháng insulin.
Khi được uống trước bữa ăn nhiều carb, giấm làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng một cách đột biến.
Nó cũng cải thiện độ khả năng nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp cơ thể bạn di chuyển nhiều glucose hơn ra khỏi máu và đi vào tế bào của bạn, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Một điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về giấm táo đó là chỉ cần một lượng nhỏ giấm táo để có những tác dụng có lợi này. Bốn muỗng cà phê (20ml) giấm táo trước bữa ăn đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn. Giấm táo nên được trộn với khoảng 60 – 80ml nước và uống ngay trước bữa ăn có chứa nhiều carb.
Giấm táo không làm giảm đáng kể lượng đường trong máu khi uống trước bữa ăn ít carb hoặc có nhiều chất xơ.
Tóm lại, uống bốn muỗng cà phê (20ml) giấm táo pha loãng trong nước ngay trước bữa ăn giàu carb có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
2. Giấm táo có hiệu quả với Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, nồng độ rất cao của nội tiết tố androgen gây nên tình trạng đa nang ở buồng trứng và sự đề kháng insulin ở người phụ nữ mắc PCOS.
Một nghiên cứu kéo dài ba tháng cho thấy những phụ nữ bị PCOS uống một muỗng canh (15ml) giấm táo với 100 ml hoặc khoảng 150ml nước ngay sau bữa ăn tối đã cải thiện nồng độ hormone và bắt đầu xuất hiện chu kì kinh nguyệt đều đặn hơn.
Trong khi nghiên cứu thêm là cần thiết để xác nhận những kết quả này, một muỗng canh (15ml) mỗi ngày dường như là một liều hiệu quả để cải thiện các triệu chứng PCOS.
Thường xuyên uống một muỗng canh (15ml) giấm táo với 100 ml sau bữa ăn tối có thể cải thiện các triệu chứng của PCOS.
3. Giấm táo giúp tăng hiệu quả giảm cân
Giấm táo có thể giúp mọi người giảm cân bằng cách tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn ăn trong ngày.
Trong một nghiên cứu, một hoặc hai muỗng canh (15 hoặc 30 ml) giấm táo mỗi ngày trong ba tháng đã giúp những người trưởng thành thừa cân giảm trung bình lần lượt là 2,6 và 3,7 pound (1,2 và 1,7 kg).
Hai muỗng canh giấm táo mỗi ngày cũng đã được chứng minh là giúp những người ăn kiêng giảm cân gần gấp đôi trong ba tháng so với những người không dùng giấm táo.
Bạn có thể khuấy nó vào cốc nước và uống trước bữa ăn hoặc trộn với dầu để làm nước sốt trộn salad.
Giấm táo có nhiều khả năng hỗ trợ giảm cân hơn khi kết hợp với các thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khác. Uống 1–2 muỗng canh (15–30ml) giấm táo mỗi ngày trong vài tháng có thể giúp tăng giảm cân ở những người thừa cân.
4. Giấm táo giúp cải thiện tiêu hóa
Nhiều người uống giấm táo trước bữa ăn giàu protein để cải thiện tiêu hóa. Lý thuyết cho rằng giấm táo làm tăng nồng độ axit trong dạ dày của bạn, giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều pepsin, đây là một loại enzyme phân hủy protein.
Mặc dù không có nghiên cứu nào hỗ trợ việc sử dụng giấm cho tiêu hóa, nhưng các chất bổ sung có tính axit khác, chẳng hạn như betaine HCL, có thể làm tăng đáng kể nồng độ axit trong dạ dày. Thực phẩm có tính axit như giấm táo có thể có tác dụng tương tự, nhưng cần nghiên cứu thêm.
Những người dùng giấm táo để tiêu hóa thường uống một đến hai muỗng canh (15–30 ml) với một cốc nước ngay trước bữa ăn, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào chứng minh liều lượng này.
Một số người cho rằng uống một đến hai muỗng canh (15–30 ml) giấm táo trước bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện không có nghiên cứu nào hỗ trợ thực hành này.
5. Giấm táo giúp cải thiện sức khỏe chung
Các lý do phổ biến khác để dùng giấm táo bao gồm bảo vệ chống lại bệnh tim, giảm nguy cơ ung thư và chống nhiễm trùng. Có rất ít bằng chứng khoa học để hỗ trợ những kết luận này và không có sẵn liều lượng khuyến nghị cho con người.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy giấm táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống ung thư và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở người.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn salad với nước sốt làm từ giấm có xu hướng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ít béo bụng hơn, nhưng điều này có thể là do các yếu tố khác.
Cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người để hiểu liều lượng giấm táo tốt nhất cho sức khỏe chung. Không có bằng chứng cho thấy giấm táo có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, ung thư hoặc nhiễm trùng ở người, vì vậy không có khuyến nghị về liều lượng có thể được đưa ra.
6. Các phương pháp hiệu quả để tránh tác dụng phụ của giấm táo
Giấm táo tương đối an toàn để tiêu thụ nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Vì tính axit của giấm táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hãy nhớ không trộn nó với bất cứ thứ gì có thể trung hòa axit và làm giảm tác dụng tích cực của nó.
Hãy nhớ rằng tính axit của giấm cũng có thể làm hỏng men răng khi sử dụng thường xuyên. Uống qua ống hút và súc miệng bằng nước sau đó có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Mặc dù uống giấm táo có liên quan đến lợi ích sức khỏe, nhưng tiêu thụ một lượng lớn (8 ounce hoặc 237 ml) mỗi ngày trong nhiều năm có thể nguy hiểm và có liên quan đến nồng độ kali trong máu thấp và loãng xương.
Nếu bạn gặp các tác dụng phụ khó chịu sau khi dùng giấm táo, chẳng hạn như buồn nôn, ợ hơi hoặc trào ngược, hãy ngừng dùng và thảo luận về các triệu chứng này với bác sĩ của bạn. Giấm táo tương đối an toàn với số lượng nhỏ nhưng có thể làm mòn men răng hoặc gây đau bụng ở một số người. Một lượng lớn có thể không an toàn để tiêu thụ trong thời gian dài.
7. Kết luận
Giấm táo có thể giúp quản lý lượng đường trong máu, cải thiện các triệu chứng của PCOS và thúc đẩy giảm cân. Liều thông thường là 1–2 muỗng canh (15–30 ml) pha với nước và uống trước hoặc sau bữa ăn.
Nghiên cứu không ủng hộ tuyên bố rằng nó có thể cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư hoặc nhiễm trùng. Giấm táo là một chất bổ sung tương đối an toàn để tiêu thụ ở mức độ vừa phải nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.
Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiết lộ nhiều công dụng và lợi ích tiềm năng hơn và giúp làm rõ các liều lượng hiệu quả nhất.
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.
Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.
Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?
Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?
Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!
Theo một số khuyến nghị thì 400 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 4 cốc cà phê (960 ml) là mức tiêu thụ an toàn đối với một người trưởng thành khỏe mạnh.
60% trọng lượng cơ thể của con người là nước. Mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể đều cần nước để hoạt động bình thường. Lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động và có đang mang thai hay đang cho con bú hay không.
Niacin có tác dụng làm giảm cả lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay cholesterol “xấu” và cả các chất béo khác (triglyceride) trong máu, đồng thời tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) hay cholesterol “tốt”. Nhờ đó mà niacin có thể cải thiện cholesterol toàn phần.
Dầu cá là một trong những loại thực phẩm chức năng được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ, mắt và tim mạch, dầu cá còn giúp giảm viêm. Tuy nhiên, uống quá nhiều dầu cá sẽ gây ra các vấn đề không mong muốn.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ gây hại và thậm chí dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng.