Làm Thế Nào Để Có Giấc Ngủ Ngon Khi Bị Cảm Lạnh Hoặc Cảm Cúm?
1. Tình trạng mất ngủ khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm
Những bệnh nhân bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thường ngủ không sâu giấc, mất ngủ, điều này khiến bệnh nhân không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Nguyên nhân của tình trạng mất ngủ khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm là:
-
Đau họng, đau cơ, ê ẩm khắp cơ thể khiến bệnh nhân khó chịu, không ngủ ngon giấc
-
Nghẹt mũi gây khó thở
-
Ho nhiều về đêm
2. Cải thiện giấc ngủ ngon khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm
Có nhiều cách có thể giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngon khi cảm lạnh, cảm cúm:
Uống đồ ấm nóng trước khi đi ngủ
Uống nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp dịu cơn đau họng và các triệu chứng cảm cúm, giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon khi bị cảm. Trà hoa cúc, trà gừng và trà bạc hà cũng là những lựa chọn tốt, có khả năng chống oxy hóa cao và giúp thư giãn.
Súp nóng, nước chanh pha mật ong và nước có ít natri cũng là các đồ uống hữu ích. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống đồ ấm khoảng 60-90 phút trước khi đi ngủ để vừa có giấc ngủ ngon và tránh tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
Dùng nước muối để súc miệng, rửa mũi
Dùng nước muối để súc miệng có thể làm dịu cơn đau họng, ngăn sự phát triển của virus trong khoang họng, ức chế nhiễm trùng. Rửa mũi bằng nước muối có thể làm sạch chất nhầy có chứa vi khuẩn trong khoang mũi, giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi. Cổ họng bớt rát và dễ thở hơn giúp bạn có giấc ngủ ngon khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng tự pha tại nhà. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, FDA khuyến nghị cha mẹ không nên tự ý sử dụng nước muối để làm sạch mũi cho con nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Bôi thuốc mỡ ngoài da
Để cải thiện giấc ngủ và giảm triệu chứng nghẹt mũi hoặc ho, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da trên vùng cổ và ngực. Các thành phần thường có trong các loại thuốc này bao gồm tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp và long não, giúp làm dịu cổ họng, làm lỏng các chất nhầy và ngăn cơn ho.
Tuy không điều trị khỏi các triệu chứng cảm lạnh nhưng thuốc mỡ có thể giúp bạn thoải mái và dễ thở hơn, dễ vào giấc ngủ hơn. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc mỡ ngoài da tránh bôi vào bên trong mũi và thử trên vùng da dưới cánh tay trước khi sử dụng trên diện rộng để tránh kích ứng da đối với những người có da nhạy cảm.
Dùng thuốc NSAID, thuốc trị ho và thuốc thông mũi
Để giảm triệu chứng cảm lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn thuộc nhóm NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như: Ibuprofen, Aspirin và Naproxen. Loại thuốc này có thể giúp bạn giải quyết nhanh các triệu chứng đau nhức cơ, đau đầu,vv… và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
Tránh sử dụng NSAID liên tục trong 3 ngày nếu bạn có sốt cao hoặc hơn 10 ngày nếu có triệu chứng đau nhức cơ thể. Nếu triệu chứng vẫn kéo dài, hãy tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Giấc ngủ thường bị gián đoạn do những cơn ho vào ban đêm. Các thuốc không kê đơn thường được sử dụng để giảm ho tạm thời. Nếu bạn ho có đờm, thuốc long đờm như Mucinex DM có thể giúp làm loãng chất nhầy trong phổi. Thuốc ức chế phản xạ ho, như Robitussin DM là một sự lựa chọn cho người mất ngủ do cơn ho ban đêm. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với các loại thuốc ho chứa các thành phần khác nhau như thuốc giảm đau, thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ sử dụng quá liều.
Các loại thuốc thông mũi giúp giảm sưng các mô trong mũi, làm giảm tiết chất nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi và dễ thở hơn, bạn có thể vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thuốc thông mũi không nên sử dụng quá mức và không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi để tránh tái phát triệu chứng cảm cúm nặng hơn khi sử dụng lâu dài.
Tắm nước ấm
Hơi nước ấm khi tắm nước ấm có giúp loại bỏ chất nhầy trong xoang, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi giúp bạn dễ thở hơn. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ không chỉ giúp thư giãn mà còn giúp bạn ngủ ngon khi bị cảm. Bạn có thể sử dụng viên tắm thơm chứa dầu khuynh diệp hoặc bạc hà để làm mát và giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Hạn chế sử dụng rượu
Mặc dù rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng không nên uống rượu trước khi đi ngủ, đặc biệt khi bạn cảm cúm. Rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ và đây là tác nhân khiến bạn tiểu đêm nhiều, dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng.
Tạo độ ẩm và giữ phòng ngủ thoáng mát
Để giảm kích ứng xoang mũi và các triệu chứng cảm cúm do không khí khô, hãy cung cấp độ ẩm cho không khí bằng máy tạo độ ẩm và sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất. Hãy thay nước thường xuyên và vệ sinh máy để ngăn vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, nhiệt độ phòng ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ, đặc biệt khi bạn cảm lạnh. Hãy duy trì nhiệt độ phòng từ 60 đến 67 ° F (15,6 đến 19,4 ° C) để tạo môi trường ngủ thoải mái và giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn có thể được dùng bộ điều nhiệt hoặc quạt để điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ, nhớ mở cửa phòng ngủ để giúp không khí lưu thông tốt hơn.
Trên đây, chúng tôi đã chỉ ra những cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ và ngủ ngon khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nghỉ ngơi đầy đủ và có giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Nếu bạn đang phải khổ sở vì những đêm trằn trọc mất ngủ thì việc ngủ được ngay chỉ sau vài phút nằm xuống giường quả là một niềm mơ ước. Tuy nhiên, thật sự có những cách giúp bạn có thể chìm vào giấc ngủ chỉ sau 120, 60 hoặc thậm chí là 10 giây.
Bạn thường xuyên phải trằn trọc nhiều giờ trên giường mà không thể đi vào giấc ngủ? Nếu vậy, hãy thử áp dụng các cách dưới đây. Một số trong cách có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ trong vòng vài phút.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm. Điều chỉnh một số thói quen hiện tại có thể giúp bạn ngủ sâu giấc hơn và không bị gián đoạn giấc ngủ.
Nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống rượu bia có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ theo thời gian và dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối làm gián đoạn chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của não. Chu kỳ ngủ - thức bình thường là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt.