Kỹ thuật thực hiện dẫn lưu bàng quang trên xương mu
1. Chỉ định trường hợp dẫn lưu bàng quang trên xương mu
- Các trường hợp hẹp niệu đạo làm bí tiểu;
- Các chấn thương niệu đạo chưa được tạo hình làm bí tiểu;
- Các khối u xơ tiền liệt tuyến, hay ung thư tiền liệt tuyến làm bí tiểu;
- Hiện tượng xơ hẹp cổ bàng quang gây bí tiểu;
- Chấn thương thần kinh bàng quang hoặc các loại bệnh tật bẩm sinh hoặc gây ra bí tiểu.
2. Các trường hợp chống chỉ định bắt buộc dẫn lưu bàng quang
Tất cả các trường hợp bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng nề, không thể gây mê hoặc gây tê để thực hiện mổ được đều chống chỉ định dẫn lưu bàng quang.
3. Kỹ thuật thực hiện dẫn lưu bàng quang trên xương mu
3.1 Chuẩn bị
Những điều cần chuẩn bị trước khi dẫn lưu bàng quang:
- Người làm thủ thuật: 1 bác sĩ chính, 2 bác sĩ phụ, 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng vòng ngoài;
- Người bệnh: Chuẩn bị như tất cả các loại phẫu thuật khác:
- Kiểm tra đánh giá toàn bộ bệnh nhân: Đánh giá các bệnh lý toàn thể, chức phận thận, bệnh nhân có thiếu máu không, các yếu tố đông máu của bệnh nhân có bình thường không;
- Bộ phận sinh dục nên cần vệ sinh một cách sạch sẽ, cạo sạch lông mu, sát khuẩn cẩn thận vùng dưới rốn;
- Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước mổ. Có thể cho bệnh nhân thụt hậu môn trước khi thực hiện dẫn lưu nước tiểu;
- Bác sĩ phải giải thích cho bệnh nhân cũng như người nhà về các chỉ định, phương thức tiến hành và các nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong cuộc phẫu thuật.
- Dụng cụ cần thiết:
- Dụng cụ phẫu thuật với van tự động;
- Sonde petzer để dẫn lưu dịch;
- Sonde nhựa dẫn lưu Retzius;
- Chỉ tiêu chậm loại 3.0, chỉ tiêu chậm loại 1.0.
Thời gian thực hiện dẫn lưu bàng quang: khoảng 30-60 phút
3.2 Trình tự tiến hành dẫn lưu nước tiểu
Bước 1: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa;
Bước 2: Tiến hành gây tê/mê cho bệnh nhân: có thể lựa chọn gây tê tại chỗ hoặc gây tê tủy sống hay gây mê. Việc lựa chọn này cũng còn phụ thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân để có phương pháp thích hợp, tối ưu nhất;
Bước 3: Thực hiện thủ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ từ mũi ức tới khớp mu và 1/3 trên đùi để đảm bảo vô khuẩn;
- Trải khăn vô khuẩn;
- Rạch một đoạn khoảng 5cm ở đường giữa trên xương mu;
- Cân cơ bộc lộ mặt trước bàng quang qua da;
- Thực hiện khâu treo thành trước bàng quang, mở bàng quang ra khoảng 3cm;
- Kiểm tra kỹ lại bàng quang, tiền liệt tuyến và 2 lỗ niệu quản;
- Nếu có sỏi bàng quang thì lấy ra, bơm rửa cục máu đông;
- Đặt dẫn lưu bàng quang bằng sonde Pezzer, cần lưu ý vị trí đặt dẫn lưu thường đặt vùng vòm bàng quang, đầu sonde dẫn lưu không được đặt quá sâu sát cổ bàng quang gây cảm giác kích thích hay đau cho người bệnh;
- Dùng chỉ tiêu chậm khâu lại chỗ mở bàng quang;
- Kiểm tra mức độ lưu thông của ống dẫn lưu, độ kín của đường khâu bàng quang cho thật cẩn thận;
- Kiểm tra kỹ lưỡng đã cầm máu chưa một cách chắc chắn, dùng sonde dẫn lưu khoang Retzius;
- Dùng các mũi chỉ tiêu khâu treo bàng quang vào thành bụng;
- Đóng vết mổ lại.
3.3 Theo dõi tình trạng sau mổ của bệnh nhân và xử lý
Theo dõi bệnh nhân:
- Tổng trạng toàn thân: Dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở
- Các dạng của nước tiểu qua ống dẫn lưu, về màu sắc, lượng,... chú ý tránh gập tắc sonde làm tắt đường dẫn nước tiểu;
- Dẫn lưu dịch dẫn ra khoang Retzius;
- Tình trạng vết mổ có sưng phù, nung mủ hay không?
Xử trí tai biến không mong muốn sau mổ:
- Các tai biến từ tác dụng của thuốc gây tê gây mê: tuỳ thuộc vào mức độ của tình trạng bệnh nhân mà có hướng xử lý phù hợp
- Biến chứng phúc mạc hay thủng ruột trong khi mổ bộc lộ bàng quang: nếu chỉ là rách phúc mạc đơn giản thì tiến hành khâu lại, thường khâu bằng chỉ tiêu chậm. Nhưng trong trong trường hợp nặng cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá đề phối hợp điều trị;
- Nếu sau mổ bị chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu Retzius: kiểm tra tránh gập tắc dẫn lưu bàng quang, thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Xuất huyết tắc sonde: Súc rửa bàng quang qua ống dẫn lưu, cho rửa bàng quang liên tục nếu còn chảy máu, dùng kháng sinh cho bệnh nhân.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?
- 0 trả lời
- 516 lượt xem
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.
Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Chất tiết tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng chuyển hóa thành các tế bào chuyên hóa khác trong cơ thể. Ứng dụng của chất tiết tế bào gốc có thể bao gồm điều trị các vấn đề lão hóa, chấn thương tế bào, và các bệnh lý khác.