Nạo VA có nguy hiểm không? Khi nào cần nạo VA cho trẻ?… là những câu hỏi phổ biến của các bậc phụ huynh khi bác sĩ chuẩn bị tiến hành phương pháp nạo VA cho con em mình.
Khi nào cần nạo VA cho trẻ được chỉ định vào lúc nào?
Nếu con bạn bị viêm VA, hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn xem có cần thực hiện nạo VA cho bé hay không?
Trường hợp bác sĩ chỉ định nạo VA cho trẻ
– VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần trong 1 năm), mỗi lần kéo dài cả tháng.
– Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản. Bên cạnh đó, nó gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên ở trẻ.
– VA phình quá to gây tình trạng nghẹt mũi kéo dài, không đỡ sau khi đã điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ, bé cảm thấy khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi nội soi, bác sĩ sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.
Trường hợp chống chỉ định nạo VA cho trẻ
– Bệnh nhân đang bị bệnh viêm nhiễm cấp mũi họng.
– Bệnh nhân đang nhiễm 1 số loại virus như sốt xuất huyết, cúm, sởi,…
– Bệnh nhân bị mắc bệnh dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,…
– Bệnh nhân đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
Ngoài ra, tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
Lưu ý trước khi tiến hành phẫu thuật nạo VA cho bé
Để thực hiện ca phẫu thuật nạo VA thành công, an toàn cho trẻ các bậc phụ huynh cần thực hiện các nguyên tắc sau:
– Trong vòng từ 7 -10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật, không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống viêm.
– Trước 10 ngày phẫu thuật, hãy thông báo cho bác sĩ các loại thuốc trẻ đang uống.
– Chuẩn bị sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt ở nhà cho giai đoạn sau phẫu thuật.
– Hãy trấn an và động để trẻ không lo lắng trước phẫu thuật.
– Chú ý đến chế độ ăn phù hợp cho trẻ trước phẫu thuật.
– Trước khi nạo VA cho trẻ, phụ huynh có thể cho con em mình uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ cần phải được uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì bạn hãy cho trẻ uống thuốc cùng một chút nước lọc vào buổi sáng hôm phẫu thuật.
Nếu bạn đang nghi ngờ con có dấu hiệu viêm VA, đừng quên đưa bé tới ngay một trong các cơ sở thuộc hệ thống Y tế Thu Cúc để thăm khám và sử dụng dịch vụ hoàn hảo nhất!
--------------------
HỆ THỐNG Y TẾ THU CÚC
Cơ sở 1: Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 2: Phòng khám ĐKQT Thu Cúc - 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Phòng khám ĐK Thu Cúc - Khu vực Linh Đàm, 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể có thai ngay sau khi sạch hành kinh không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?
Tìm chúng tôi trên:-
-