1

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng, bảo quản và vệ sinh hàm giả tháo lắp - Bệnh viện 108

Hàm giả:

  • Có thể có các loại toàn phần (khi bệnh nhân mất răng toàn bộ trên hàm) hoặc bán phần (khi mất răng lẻ tẻ).
  • Vật liệu sử dụng cho hàm giả có nhiều loại như Acrylic (nhựa cứng), Biosoft, Lucitone (nhựa dẻo), khung kim loại hợp kim…

Khó khăn:

  • Khi mang hàm giả lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy vướng cộm, khó chịu kèm theo nước bọt tiết ra liên tục, phát âm khó khăn và đặc biệt có thể niêm mạc bị sang chấn và đau, loét do hàm giả.
  • Ngoài ra, một số người còn buồn nôn hoặc cảm giác căng thẳng, đau cơ, đau khớp. Những cảm giác vướng cộm, tăng tiết nước bọt hay rối loạn phát âm sẽ giảm dần sau một vài tuần.
  • Tuy nhiên những cảm giác đau niêm mạc do sang chấn hàm giả, đau cơ, đau khớp phải được bác sĩ khám và điều chỉnh.

Giảm thiểu:

  • Thời gian đầu, khi tập sử dụng, nên mang hàm cả ngày lẫn đêm trong 3 ngày đầu để giúp bệnh nhân quen dần với hàm giả nhanh hơn. 
  • Nếu không đau quá hãy cố gắng mang hàm để phát hiện chính xác vùng đau và báo cho bác sĩ để mài chỉnh. Những ngày kế tiếp, không nên mang hàm khi ngủ.
  • Trước khi ngủ, hãy tháo hàm, chải rửa sạch và ngâm vào một ly nước sạch hoặc thuốc ngâm hàm.
  • Nếu mang hàm khi ngủ thường xuyên, những răng còn lại sẽ rất dễ bị sâu (nếu hàm còn răng thật), xương hàm sẽ bị tiêu nhanh hơn, đặc biệt khi mang hàm giả toàn bộ.

Tháo lắp:

  • Khi tháo và lắp hàm phải cẩn thận, theo đúng cách mà bác sĩ đã hướng dẫn. Nếu bệnh nhân tháo và lắp dễ dàng, thoải mái nghĩa là đã thao tác đúng.
  • Ngược lại, nếu bệnh nhân cảm thấy rất khó khăn khi tháo hàm và lắp hàm, hãy quay trở lại bác sĩ của bạn để được hướng dẫn.
  • Không nên tự ý chỉnh sửa các móc bằng kim loại hoặc mài giũa nền hàm.
  • Ngoài ra, cần phải cẩn thận khi chải rửa hàm, đừng để bị văng hàm; vì có thể gãy hàm hoặc biến dạng các móc.
  • Hàm tháo ra nên ngâm trong ly nước thủy tinh, phòng khi rơi hàm, không bị gãy, vỡ. Khi không mang hàm giả phải ngâm vào trong nước vì hàm giả có thể bị vênh nếu để khô.
  • Mỗi ngày, chải rửa hàm để lấy sạch bựa thức ăn, và tránh cho hàm bị nhiễm màu.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)
Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)

Một số bệnh về lợi, nguyên nhân, triệu chứng và tóm tắt điều trị

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Điều trị các bệnh về lợi (nướu)
Điều trị các bệnh về lợi (nướu)

Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh về lợi tùy thuộc và từng giai đoạn bệnh, các phương pháp trước đó có hiệu quả ra sao và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây