1

HIV - bệnh viện 103

1. Khái niệm

  • HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, là nguyên nhân gây ra đại dịch AIDS.
  • AIDS viết tắt của tiếng Anh là Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
  • SIDA viết tắt của tiếng Pháp là Syndrome d’ Immunodeficiency Acquise.
  • Nghĩa đầy đủ của tiếng Việt là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

2. Lịch sử phát hiện

  • 1981, ở Los-Angeles, USA phát hiện một số người đồng tính luyến ái bị viêm phổi do Pneumocytis carinii điều trị không khỏi do hệ miễn dịch suy giảm dần, về sau phát hiện thêm nhiều trường hợp đồng tính luyến ái bị chết vì các nhiễm trùng cũng do hệ miễn dịch suy giảm không hồi phục. Các trường hợp trên đều được gọi là AIDS.
  • 5/1983 nhóm nghiên cứu của viện Pasteur Paris (Luc Montagnier và Francoie Barré Sinonssi) phân lập được virus từ bệnh nhân luyến ái đồng tính bị sưng hạch, đặt tên là LAV (Lymphadenopathy Associated Virus).
  • 1984, viện Ung thư quốc gia USA, phân lập được virus từ các bệnh nhân AIDS, đặt tên là HTLV-III (Human T Lymphocytotropic Virus typ III).
  • 10/1984, phân tích genom của LAV và HTLV-III, người ta thấy chúng  giống nhau và đều là tác nhân gây AIDS.
  • 1986, Hội nghị quốc tế đã thống nhất gọi virus gây bệnh AIDS là HIV (Human immunodeficiency virus).
  • 1986, L. Montagnier lại phân lập được virus mới ở Ghinea – Bissau cũng gây AIDS nhưng giống với virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ (Simian Immunodeficiency virus –  SIV), đặt tên là HIV-2 (virus tìm thấy ban đầu gọi là HIV-1).

3. Phân loại

HIV thuộc họ Retroviridae. Dựa vào cách sắp xếp các thành phần trong cấu trúc và khả năng gây bệnh, họ Retroviridae được chia thành 5 nhóm:

  • Oncovirus: gây các loại khối u ở người
  • Lencovirus: gây các loại khối u ở động vật
  • Cancrovirus: gây khối u cả ở người và động vật
  • Lentivirus: gây nhiễm trùng chậm, gồm HIV-1, HIV-2 gây AIDS ở người và SIV gây suy giảm miễn dịch ở khỉ.
  • Spumavirus: chưa rõ vai trò gây bệnh, gồm HRV và SFV

4. Đặc điểm sinh học

4.1. Hình thể và cấu trúc

HIV mang đặc điểm chung của họ Retroviridae, hạt virus hoàn chỉnh (virion) gồm 3 lớp:

Lớp bao ngoài (envelop)

Là một màng lipit kép có kháng nguyên chéo với màng tế bào người. Gắn trên màng này là các gai nhú; đó là các phân tử glycoprotein gồm 2 phần :

  • Glycoprotein màng ngoài có trọng lượng phân tử 120 kDa (gp.120), kháng nguyên rất dễ biến đổi gây khó khăn cho các cơ chế bảo vệ cơ thể và chế vacxin phòng bệnh.
  • Glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử 41 kDa (gp.41).

Hai phân tử này gắn liền với nhau.

Lớp vỏ trong (vỏ capsid): Gồm 2 lớp protein :

  •  Lớp ngoài hình cầu, cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử 17 kDa với HIV-1 và 18 kDa với HIV-2.
  •  Lớp trong hình trụ không đều cấu tạo bởi các phân tử protein có trọng lượng 24 kDa (p24) với HIV-1, 25 kDa với HIV-2. Đây là kháng nguyên rất quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV.

Lõi : Gồm genom và các enzyme đặc biệt:

  • Genom : Hai sợi đơn ARN. Mỗi sợi gồm 3 gen cấu trúc: gag (group specific antigen – mã hóa cho protein capsid), pol (polymerase – mã hóa cho các enzyme đặc biệt làm nhiệm vụ sao chép acid nhân) và env (envelop – mã hoá cho các glycoprotein lớp vỏ ngoài của HIV).
  • Enzyme đặc biệt: RT

4.2. Nuôi cấy : 

Nuôi cấy trên tế bào lympho người và tế bào thường trực có CD4.

4.3. Sức đề kháng

HIV rất dễ chết ở ngoại cảnh: trong dung dịch lỏng bị diệt ở 560C/30 phút, trong chế phẩm đông khô bị bất hoạt ở 680/2 giờ ; Dễ dàng bị diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường (Natrihypochlorid 0,2%, Cloramin 5%, glutaraldehyd, ethanol, formaldehyd).

5. Khả năng gây bệnh

5.1. Các giai đoạn nhân lên của HIV

– Sự hấp phụ lên bề mặt tế bào

HIV bám vào bề mặt tế bào cảm thụ nhờ sự phù hợp giữa receptor tế bào với gp.120 của nó. Các receptor này là các phân tử CD4 của lympho T hỗ trợ và một số tế bào khác như bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào và một số dòng tế bào lympho B.

– Sự xâm nhập vào tế bào

Sau khi đã bám được vào receptor của tế bào chủ, phân tử gp.41 của HIV cắm sâu vào màng tế bào chủ giúp genom của HIV chui vào bên trong tế bào.

– Sự nhân lên trong tế bào

  • Nhờ enzyme RT, ARN của virus sao thành ADN bổ xung, đoạn ADN bổ xung này chui vào nhân, và hoạt động như những virus độc lực sao chép thành các hạt virion mới, các hạt HIV mới này giải phóng ra khỏi tế bào bằng cách nẩy chồi và tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào mới, còn tế bào giúp chúng nhân lên thì bị diệt. Trong quá trình thoát ra, virus còn lấy luôn các thành phần của màng tế bào để tạo nên lớp vỏ ngoài của chúng.
  • Có trường hợp ADN virus tích hợp vào ADN tế bào chủ và ở trạng thái không hoạt động, nằm im như provirus. Trạng thái tiềm tàng này có thể trở thành hoạt động như những virus độc lực dưới các tác động của môi trường.

5.2. Hậu quả sự nhân lên của HIV

– Gây suy giảm và rối loạn miễn dịch

  •  Làm giảm các tế  bào lympho T CD4 (tế bào hỗ trợ lympho B trong sản xuất kháng thể ) nhanh chóng dẫn tới sự suy giảm miễn dịch.
  •  Làm suy giảm chức năng nhiều loại tế bào miễn dịch- đó là những tế bào bị nhiễm HIV: lympho B, T, monocyte và đại thực bào, bạch cầu đa nhân.
  •  Gây tự miễn dịch do KN chéo giữa lớp vỏ ngoài với màng tế bào.

– Nhiễm trùng cơ hội và ung thư đặc biệt

* Các bệnh nấm

  •  Viêm phổi do Pneumocystic carinii (trước đây xếp vào nhóm đơn bào): 65% bệnh nhân AIDS mắc bệnh này. Đây là một bệnh nhiễm trùng cơ hội có giá trị chỉ điểm cao cho AIDS.
  •  Nhiễm Candida gây viêm thực quản với các triệu chứng đau khi nuốt, đau âm ỉ sau xương ức, đau bụng.
  •  Nhiễm Cryptococcus neoformans gây tổn thương não – màng não .

* Các bệnh do đơn bào và ký sinh trùng

  •  Tiêu chảy do Cryptosporidium gây ỉa chảy kéo dài nhiều tháng dẫn tới suy kiệt, tử vong.
  •  Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma: gây viêm phổi, viêm não- màng não.

* Các bệnh nhiễm khuẩn

 Nhiễm lao: Nhiễm HIV làm bùng phát bệnh lao. Mantoux thường âm tính. Rất hay gặp ở người nhiễm HIV trong các nước đang phát triển.

* Các bệnh do virus

  • Nhiễm Cytomegalovirus: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá hoặc hệ thần kinh trung ương.
  •  Nhiễm virus herpes simplex: nhiễm trùng da niêm mạc mãn tính với những nốt loét kéo dài nhiều tháng.

* Ung thư

  • Sarcoma Kaposi: một bệnh ung thư có giá trị chỉ điểm cao cho AIDS.
  • Bệnh này bình thường rất hiếm, nhưng ở AIDS, Sarcoma Kaposi hay gặp ở người trẻ và di căn.

5.3. Sự tiến triển từ nhiễm HIV đến AIDS

Người nhiễm HIV thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Nhiễm virus cấp: mới nhiễm trong khoảng 3 – 6 tuần (giai đoạn cửa sổ)
  • Không triệu chứng: kéo dài từ 2 – 10 năm, trung bình 7 –  8 năm.
  • Toàn phát (AIDS): 1 – 3 năm với các triệu chứng của suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng, kết thúc bằng tử vong.

6. Đường lây

HIV có mặt trong máu và tất cả các dịch tiết của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, nước tiểu…) nhưng chỉ có máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa có vai trò quan trọng trong lây truyền HIV. HIV lây truyền theo 3 đường sau:

  • Lây theo đường tình dục : là đường chủ yếu, nguy cơ tăng cao khi quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục bất thường…
  • Lây theo đường máu : qua truyền máu hoặc các sản phẩm của máu có nhiễm HIV, qua bơm tiêm, dao mổ, dụng cụ nhổ răng… đặc biệt ở người nghiện chích ma tuý.
  •  Lây từ mẹ sang con: 25-50% trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ có HIV (+) , lây từ tuần 21 trở đi hoặc trong lúc đẻ. Có thể lây qua sữa mẹ.

7. Chẩn đoán

7.1. Phát hiện kháng thể của HIV

  • Kỹ thuật ngưng kết Serodia: Sử dụng một kháng nguyên vỏ ngoài của HIV gắn lên hạt latex, phát hiện kháng thể theo nguyên lý ngưng kết. Ưu điểm của phương pháp là nhanh (2-3h) nhưng độ đặc hiệu không cao.
  • Kỹ thuật sắc ký miễn dịch: kháng nguyên vỏ ngoài của HIV gắn lên màng nitrocellulo, nhanh và nhậy hơn Serodia (30 phút)
  • Kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay): Là kỹ thuật được dùng phổ biến nhất để chẩn đoán HIV, có độ nhậy cao nhưng cũng có thể dương tính giả do xuất hiện các kháng thể tự miễn, do các bệnh ác tính, do dùng một số thuốc (như kháng sinh nhóm Quinolon).
  • Kỹ thuật miễn dịch thấm WB (Western Blot): dùng để xác chẩn kết quả (+) của kỹ thuật ELISA, vì WB có độ nhạy và tính đặc hiệu cao, nhưng tiến hành phức tạp và đắt tiền hơn ELISA.

7.2. Phát hiện HIV và kháng nguyên của HIV

Đây là phương pháp rất có ý nghĩa nhưng đắt tiền và phức tạp. Chỉ làm khi thực sự cần thiết, gồm:

  • Phát hiện kháng nguyên p24 của HIV bằng kỹ thuật ELISA.
  • Phát hiện ADN bổ xung hoặc ARN của HIV bằng kỹ thuật PCR
  • Phân lập virus trên tế bào lympho của người hoặc tế bào thường trực Hela có CD4

8.  Phòng và điều trị

8.1. Phòng

  •  Phòng không đặc hiệu: (tư vấn các biện pháp căn cứ theo đường lây của virus HIV)
  •  Phòng đặc hiệu : đang nghiên cứu vacxin

8.2. Điều trị

  • Thuốc chống Retrovirus:  Lamivudin, Zidovud
  • Tăng cường miễn dịch và Interferon
  • Chống các nhiễm trùng cơ hội

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Những tác động của HIV lên hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nhiễm HIV
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nhiễm HIV

Khi bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch trở nên suy yếu và bị giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại nên sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh khác.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Tìm hiểu về nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác
Tìm hiểu về nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác

Quan hệ tình dục là con đường lây truyền HIV phổ biến và các bệnh lây qua đường tình dục (STD/STI) khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây