1

Hẹp ống sống - bệnh viện 103

Hẹp ống sống là tình trạng một hoặc nhiều lỗ sống bị thu hẹp và giảm không gian cho các dây thần kinh. Quá trình này có thể xảy ra trong ống tủy và/hoặc trong lỗ liên hợp đốt sống (nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống).

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ hẹp, một dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống có thể bị chèn ép và gây ra triệu chứng.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Thoái hóa cột sống.
  • Thoái hóa đĩa đệm.
  • Dây chằng dày lên hoặc xù xì.
  • Các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào hẹp ống sống, chẳng hạn như biến dạng cột sống hoặc phát triển nang.

Tiến triển của hẹp ống sống:

Tình trạng hẹp ống sống thường tiến triển theo thời gian như là một phần của quá trình lão hóa. Mặc dù hẹp ống sống thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên, nó cũng có thể phát triển sớm hơn do chấn thương hoặc bẩm sinh.

Tình trạng hẹp cột sống có thể xấu đi theo thời gian, nhưng tốc độ tiến triển là khác nhau và không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng.

Triệu chứng hẹp ống sống và chẩn đoán:

Có một số dấu hiệu và triệu chứng tiềm tàng của hẹp ống sống. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể chủ yếu được xác định bởi vị trí và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp.

Một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của hẹp ống sống bao gồm:

  • Đau lan: Có thể lan tỏa từ cột sống xuống cánh tay hoặc chân. Mức độ có thể từ đau âm ỉ đến cảm giác nóng rát. Đôi khi cơn đau được cảm nhận cục bộ hơn ở cột sống, chẳng hạn như ở tại vùng cổ hoặc thắt lưng.
  • Dấu hiệu rễ thần kinh: Thiếu hụt chức năng thần kinh do bị chèn ép rễ thần kinh sống, chẳng hạn như: ngứa, ran, tê hoặc yếu một cánh tay, chân.
  • Dấu hiệu tủy sống: Thiếu hụt chức năng thần kinh do chèn ép tủy sống, chẳng hạn như ngứa ran, tê hoặc yếu cả cánh tay và/hoặc chân, các vấn đề về kiểm soát cơ bàng quang/ruột.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Dẫn đến thiếu hụt chức năng thần kinh do chèn ép vùng đuôi ngựa (rễ thần kinh cuối tủy sống). Nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện ở chi dưới, bao gồm mất cảm giác vùng yên ngựa và/hoặc đại tiện/bàng quang không tự chủ. Hội chứng đuôi ngựa cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Điều trị hẹp ống sống:

Hầu hết các trường hợp hẹp ống sống có thể được điều trị bằng kết hợp các phương pháp điều trị không phẫu thuật như: vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và/hoặc tiêm ngoài màng cứng.

Khi đau dữ dội và/hoặc khiếm khuyết thần kinh tiến triển xấu đi mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực, phẫu thuật có thể được xem xét.

Vật lý trị liệu:

Chương trình vật lý trị liệu phù hợp cùng với tập thể dục là một khâu quan trọng trong mọi quá trình điều trị hẹp ống sống. Mặc dù các bài tập không phải là một phương pháp chữa bệnh nhưng điều quan trọng là giúp người bệnh có khả năng duy trì hoạt động như sức chịu tải và không bị yếu, teo cơ do quá trình không vận động.

Thay đổi hoạt động:

Nên tránh các hoạt động làm nặng thêm các triệu chứng hẹp cột sống. Đối với hẹp ống sống thắt lưng, người bệnh thường thoải mái hơn khi gập về phía trước.

Khuyến cáo hoạt động thay đổi có thể bao gồm:

  • Cố gắng đi bộ cúi về trước và dựa vào khung tập đi hoặc xe đẩy thay vì đi thẳng.
  • Đạp xe tại chỗ (nghiêng về phía tay lái) thay vì đi bộ để tập thể dục.
  • Ngồi ghế tựa thay cho ghế thẳng.
  • Đeo nẹp cổ hoặc nẹp lưng, có thể giúp ngăn ngừa cột sống di chuyển gây đau đớn. Mặc dù, đeo nẹp thường chỉ được khuyến cáo trong thời gian ng:ắn để tránh tình trạng teo cơ, dẫn đến giảm sự hỗ trợ cho cột sống và người bệnh cảm thấy đau hơn.

Thuốc

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để giúp giảm đau hẹp ống sống bao gồm:

  • Acetaminophen (Tylenol) hoạt động thông qua hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) để giúp giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và đau. Ví dụ về NSAID bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và celecoxib.
  • Thuốc giãn cơ và thuốc giảm mẫn cảm thần kinh, chẳng hạn như gabapentin.
  • Tiêm Steroid ngoài màng cứng: Dưới hướng dẫn của máy C-arm (fluoroscopy) và thuốc tương phản, kim tiêm được đưa vào ống sống để có
  • thể tiêm corticosteroid vào khoang ngoài màng cứng. Mục tiêu của tiêm steroid ngoài màng cứng là giảm viêm rễ thần kinh và/hoặc tủy sống.

Phẫu thuật hẹp ống sống:

Hẹp cột sống thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Ở một số người bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể nặng lên và khi đó phẫu thuật cần được xem xét lựa chọn.

Khi hẹp ống sống làm chức năng thần kinh xấu đi (tê bì hoặc yếu cơ), phẫu thuật có thể được xem xét khi phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Mục tiêu của phẫu thuật hẹp ống sống: Giải ép dây thần kinh cột sống và/hoặc tủy sống để cho phép các dây thần kinh hồi phục và hoạt động tốt hơn.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 829 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 797 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 643 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây