1

GOUT (GÚT) LÀ BỆNH CỦA NGƯỜI GIÀU?

Bệnh Gout thường được mệnh danh là “căn bệnh của giới thượng lưu”, nhưng thống kê cho thấy, bệnh đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi tầng lớp và có xu hướng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này?

? Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa protid, gây khó khăn cho quá trình lọc axit uric từ trong máu. Do nồng độ axit uric dư thừa quá cao dẫn đến lắng đọng ở các tổ chức, gây đau, viêm sưng và các đột quỵ ở não, tim. Tại Việt Nam, hiện có hàng triệu người đang phải chung sống với căn bệnh này, trong đó có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc.

? ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO BỊ MẮC BỆNH GOUT:

- Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình bị bệnh gout;

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, hải sản và purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…;

- Tiêu thụ nhiều chất kích thích như: Nghiện rượu, nghiện cà phê;

- Sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix... làm tăng axit uric;

- Thừa cân và béo phì;

- Có các bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp.

? Hầu hết các triệu chứng của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày và xuất hiện vào ban đêm. Các biểu hiện này xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử mắc gout cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm:

- Những cơn đau khớp đột ngột, dữ dội;

- Khớp bị sưng tấy, sưng đỏ;

- Vùng lân cận khớp bị đau có dấu hiệu ấm lên.

? “Acid uric là yếu tố nguy cơ độc lập gây nên đột quỵ tim nặng, mà không cần kết hợp với tác nhân nào khác. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định là cách ngăn ngừa bệnh gout lâu dài và hiệu quả nhất, do chưa có cách nào để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gout” - PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội - Cơ xương khớp, chia sẻ.

? BIỆN PHÁP “PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH”, NGĂN CHẶN BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT

Để ngăn ngừa bệnh Gout và hạn chế tiến triển của căn bệnh này, người bệnh nên:

✔️ Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự chữa bệnh hoặc tự ý bỏ thuốc khi không được chỉ định.

✔️ Theo dõi tiến triển bệnh thường xuyên bằng cách tái khám đúng lịch.

✔️ Phối hợp điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa,...

✔️ Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng hợp lý

✔️ Chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành cho người bị bệnh gout:

- Giảm thiểu tối đa các thực phẩm: nội tạng, nhất là gan, cá mòi; hải sản và thịt đỏ;

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,…;

- Sử dụng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc, thay thế đường tinh luyện;

- Uống nhiều nước: từ 2,5-3 lít nước/ ngày;

- Giảm sử dụng các chất kích thích như: đồ uống có cồn, đặc biệt là bia rượu; cà phê; trà; nước có ga.

? Gout là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu người bệnh hiểu đúng, tuân thủ điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

? Đặt lịch khám với chuyên gia đầu ngành Nội Cơ Xương Khớp tại BVĐK Tâm Anh:

☎️ Hotline: 1800 6858 (miễn phí cước)

? Địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Chế độ ăn uống dành cho người bị gút: Nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống dành cho người bị gút: Nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây triệu chứng sưng và đau đớn dữ dội ở các khớp. Có thể kiểm soát bệnh gút bằng cách dùng thuốc, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây