1

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ là một biến chứng về huyết học hay thường gặp có thể phát hiện tình cờ hay các bệnh lý giảm tiểu cầu đã có trước khi mang thai gây nên, có thể xuất hiện các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là chảy máu (xuất huyết da niêm, chảy máu răng....) hoặc không xuất hiện các biến chứng chảy máu.

1. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu giảm khoảng 10% trong thai kỳ, hầu hết là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu:

  • 75% giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
  • 20% do bệnh lý rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.
  • 5% do rối loạn miễn dịch trong thai kỳ.

2. Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ

2.1 Đặc điểm

  • Số lượng tiểu cầu < 70.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Không có cao huyết áp và đạm niệu.
  • Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Có thể do kết hợp với pha loãng và nửa đời sống của tiểu cầu.

2.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị

  • Cần phải tìm các nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu khác trước khi kết luận là: Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
  • Theo dõi số lượng tiểu cầu.
  • Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nếu mới xuất hiện.
  • Những sản phụ với giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ phải được chăm sóc với bác sĩ sản khoa một cách cẩn thận.
  • Nhập viện khi số lượng tiểu cầu < 20.000 con/mm3 hay có dấu hiệu xuất huyết da niêm: chấm xuất huyết trên da, chảy máu răng, ra huyết bất thường...
Giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Mẹ bầu cần theo dõi số lượng tiểu cầu trong suốt quá trình mang thai tại cơ sở y tế uy tín

3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

3.1 Đặc điểm

  • Giảm số lượng tiểu cầu < 100.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. thường do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gây ra.
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch trước khi mang thai.
  • Số lượng tiểu cầu sẽ rất thấp khi đến 3 tháng cuối của thai kỳ.

3.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường được chẩn đoán trước khi có thai.
  • Bệnh nhân với số lượng tiểu cầu >20.000 con/mm3 và không có triệu chứng bầm da hay chảy máu thì không cần phải điều trị đặc hiệu trong 3 tháng đầu đến 3 tháng giữa của thai kỳ.
  • Trong 3 tháng cuối nếu với số lượng tiểu cầu >50.000 con/mm3 có thể xem xét cho sinh “đường dưới” an toàn hoặc mổ lấy thai.
  • Điều trị ban đầu trong xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn đang bàn cãi. Chỉ điều trị khi số lượng tiểu cầu xuống thấp, có dấu hiệu chảy máu da niêm hoặc nguy cơ xuất huyết cao, đánh giá trên từng cá nhân.
  • Corticoid là lựa chọn ban đầu ít tốn kém nhưng ngoài ra có nhiều tác dụng phụ: Cao huyết áp, tiểu đường, tăng cân quá mức, loãng xương...
  • Gamma globulin tiêm tĩnh mạch liều 1g/kg/ngày/1 lần đáp ứng đến điều trị đến 60%, thời gian duy trì đáp ứng trung bình là 1 tháng.
  • Cắt lách: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với Corticoid và Gamma globulin thì sẽ phải phải phẫu thuật cắt lách, tốt nhất là cắt lách trong 3 tháng giữa của chu kì.
  • Bệnh nhân được theo dõi sát vấn đề biến chứng xuất huyết đến 5 ngày sau sinh.

4. Xuất huyết giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ

  • Giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ thường do bệnh lý: Tiền sản giậthội chứng HELLP. Đây là nhóm bệnh lý nguy hiểm đi kèm với cao huyết áp và tiểu đạm xảy ra sau 24 tuần của thai kỳ.
  • Với nhóm bệnh lý này các thai phụ phải được theo dõi rất sát, và có thể phải nhập viện để theo dõi.
  • Với hội chứng HELLP: Thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.
  • Hội chứng HELLP xảy ra khoảng 10 % ở các thai phụ có tiền sản giật nặng và thường xảy ra ở các thai phụ trên 25 tuổi.
  • Tỉ lệ tử vong cho người mẹ là 1% và bào thai là 10-20%. Từ vong bào thai là do thiếu máu nhau thai, nhau bong non, sinh non và ngạt thở trong tử cung.
  • Điều trị tận gốc tiền sản giật và hội chứng HELLP là chấm dứt thai kỳ.
Giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Tiền sản giật có liên quan đến đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ

5. Kết luận

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường không phải điều trị đặc hiệu, chủ yếu là theo dõi sát các dấu hiệu xuất huyết, các dấu hiệu nguy hiểm và một số bệnh lý đặc biệt khi mang thai như Tiền sản giật và hội chứng HELLP. Do đó các bà mẹ nên đến khám thai định kỳ để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho các thai phụ cũng như là thai nhi.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 983 Lượt xem
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo
Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Có nhiều biện pháp tự nhiên để khắc phục các triệu chứng này, một trong số đó là dùng dầu hoa anh thảo.

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây