1

Dùng thuốc cầm tiêu chảy không đúng, dễ gây tắc ruột cho bé- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Suýt tắc ruột vì uống thuốc cầm tiêu chảy

  • Đó là trường hợp của bé T. H 20 tháng tuổi (tại Hoà Bình). Mẹ bé ho biết, 1 tuần trước đây, bé bị nôn ói và tiêu chảy 4- 5 lần/ngày.
  • Vì không có thời gian đưa con đến bệnh viện khám nên chị đã tự chữa cho con bằng cách nghiền nhỏ 2 viên thuốc cầm tiêu chảy của người lớn (thông thường người lớn uống từ 5- 10 viên/lần) pha loãng vào nước cho bé uống. 
  • Sau vài cữ thuốc, bé Hà có chuyển biến không đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày thuyên giảm bệnh tiêu chảy, bé bỏ ăn và bụng ngày càng chướng to, sờ thấy rất cứng.
  • Chị vội đưa con đến phòng khám gần nhà, các bác sĩ cho biết con gái chị suýt bị tắc ruột do phân ứ không bài xuất ra ngoài được.
  • GS-TS Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trường hợp ứ phân trong ruột ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng viêm, tắc ruột, thủng ruột, thậm chí tử vong nếu để lâu ngày.
  • Tương tự, bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cũng cho rằng, tiêu chảy ở trẻ em đa phần do nhiễm trùng đường ruột. Đi ngoài phân lỏng cũng là cách giúp trẻ thải trừ vi trùng, chất độc ở đường ruột.
  • Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài trong khi trẻ vẫn bị “tiêu chảy”. Nếu phân ứ lại trong ruột sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Vì vậy, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy đối với trẻ em.

Chú ý khi trẻ miệng khô, khóc không ra nước mắt

  • Cũng theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, nếu trẻ bị tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, trẻ cần phải được theo dõi chặt chẽ số lần, số lượng, màu sắc của phân và khả năng ăn, uống bù nước.
  • Thông thường, nếu trẻ đi ngoài phân lỏng, không đàm máu thì bệnh thường kéo dài trung bình từ 5- 7 ngày, sau đó tự giới hạn. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất của tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do mất nước và muối, có thể tử vong nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời.
  • Vì vậy, cần đưa trẻ đến viện ngay nếu thấy trẻ lâm vào tình trạng sốt cao liên tục, co giật, nôn ói nhiều, không ăn uống được, chướng bụng... Hoặc khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chuyển bệnh nặng hơn vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hoá.
  • Ngoài ra, một trong những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ được GS-TS Nguyễn Thu Nhạn đặc biệt lưu ý các bậc cha mẹ như: Mắt hõm sâu, miệng cực kỳ khô, khát nước, khóc không thấy nước mắt, tiểu tiện ít, không muốn ăn và uống nước, nôn mửa nhiều lần, trong 1- 2 giờ đồng hồ đại tiện ra nước nhiều lần, trong phân có máu thì phải đưa đến viện cấp cứu ngay.
  • Để tránh mất nước, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước sôi, nước khoáng, nước dừa tươi. Có thể dùng dung dịch Oresol (ORS) nhưng chỉ uống sau tiêu chảy và theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Trẻ bị tiêu chảy càng cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng cữ hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ. Trong trường hợp trẻ không ăn được nhiều do mệt vì mất nước, các bậc cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, đút chậm vì trẻ dễ nôn ói.
  • Không nên cho trẻ uống nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, gas. Bác sĩ Phúc cho biết thêm, bệnh tiêu chảy lây qua đường phân - miệng nên để phòng ngừa, các bậc cha mẹ nên giữ vệ sinh ăn uống.
  • Nên cho trẻ ăn uống bằng ly, chén muỗng để dễ vệ sinh. Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên cho trẻ ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 629 Lượt xem
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO 02:09
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO
 Khách hàng nào cũng rất hài lòng khi đến Thu Cúc trải nghiệm dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng siêu êm ái như đi nghỉ dưỡng lại giúp phát hiện...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
MỤC SỞ THỊ QUY TRÌNH NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU GÓI GỌN 6 BƯỚC TẠI THU CÚC MỤC SỞ THỊ QUY TRÌNH NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU GÓI GỌN 6 BƯỚC TẠI THU CÚC 02:46
MỤC SỞ THỊ QUY TRÌNH NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU GÓI GỌN 6 BƯỚC TẠI THU CÚC
 Cùng diễn viên Ngọc Quỳnh tìm hiểu quy trình nội soi dạ dày đại tràng nhanh chóng, đạt chuẩn an toàn, êm dịu như đi nghỉ dưỡng tại Thu Cúc...
 3 năm trước
 488 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 651 Lượt xem
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây