1

Định lượng protein trong nước tiểu: Khi nào cần thực hiện?

Chỉ số protein trong nước tiểu giúp xác định lượng đạm có trong cơ thể. Khi protein xuất hiện với số lượng nhiều trong nước tiểu thường, điều này có thể là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm protein nước tiểu

Xét nghiệm này là để phát hiện và/hoặc định lượng protein trong nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Bình thường thì lượng protein toàn phần trong nước tiểu < 150 mg/ngày (24 giờ), Albumin nước tiểu < 30 mg/ngày. Khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường cho kết quả protein niệu âm tính.

Khi thấy có protein trong nước tiểu, có 2 khả năng sau:

  • Có thể protein tăng tạm thời ở những trường hợp người đang bị nhiễm trùng, stress, có thai, ăn kiêng, bị cảm lạnh hoặc hoạt động thể lực gắng sức. Ở những trường hợp này, lượng protein trong nước tiểu ít (thường dạng vết).
  • Có protein dai dẳng trong nước tiểu, gợi ý có thể có tổn thương tại thận hoặc một số bệnh lý khác đòi hỏi cần thăm khám thêm để tìm nguyên nhân.
Định lượng protein trong nước tiểu: Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm protein nước tiểu hỗ trợ bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh

2. Khi nào cần xét nghiệm protein nước tiểu

Có vài loại xét nghiệm xác định định lượng protein trong nước tiểu và sử dụng như sau:

  • Xét nghiệm bán định lượng protein bằng thanh thử “dipstick”, thử nước tiểu vào buổi sáng hoặc thử nước tiểu lúc bất kỳ. Đây là xét nghiệm thường đã được bao gồm trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Có thể được bác sĩ chỉ định mỗi khi bạn khám sức khỏe, đi khám bệnh hoặc lần xét nghiệm kiểm tra khi trước đã có protein trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm được trả lời dưới dạng “Vết”, “1+”, “2+”, “3+”, “4+”
  • Định lượng protein nước tiểu 24 giờ: Làm bằng mẫu nước tiểu thu thập trong suốt 24 giờ, kết quả xét nghiệm là lượng protein được thoát ra nước tiểu trong 24 giờ.

Xét nghiệm này được chỉ định trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu bằng thanh thử phát hiện có nhiều protein (≥ 1+) hoặc có protein dai dẳng trong nước tiểu, theo dõi tiến triển hoặc kết quả điều trị bệnh lý tổn thương thận, bệnh lý khác có thoát protein ra nước tiểu.

Cần lưu ý khi xét nghiệm này kết quả chỉ thực sự đúng nếu như toàn bộ lượng nước tiểu trong 24 giờ được thu thập đầy đủ và đúng.

Định lượng protein trong nước tiểu: Khi nào cần thực hiện?
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm protein nước tiểu
  • Định lượng Albumin nước tiểu 24 giờ: Làm bằng mẫu nước tiểu 24 giờ như trên, kết quả xét nghiệm là lượng Albumin được thoát ra nước tiểu trong 24 giờ. Được chỉ định trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu bằng thanh thử phát hiện có protein, hoặc để phát hiện sớm tổn thương thận ở những trường hợp bệnh mạn tính có tổn thương cơ quan đích là thận (Ví dụ: Đái tháo đường, Cao huyết áp, Lupus, goute,...). Cũng như xét nghiệm định lượng protein niệu, với xét nghiệm này kết quả chỉ thực sự đúng nếu như toàn bộ lượng nước tiểu trong 24 giờ được thu thập đầy đủ và đúng.
  • Tỉ lệ Protein/Creatinin nước tiểu (Viết tắt là UPCR-Urine Protein Creatinin Ratio), tỷ lệ Albumin/Creatinin nước tiểu (Viết tắt là UACR- Urine Albumin Creatinin Ratio): Sử dụng được mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên (lấy bất cứ lúc nào trong ngày). Xét nghiệm này thay thế được cho xét nghiệm định lượng Protein, Albumin nước tiểu 24 giờ, thuận tiện cho việc lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm và không bị ảnh hưởng bởi lượng nước đưa vào cơ thể hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu.

3. Lấy mẫu xét nghiệm

Mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm bán định lượng protein (Trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu) và tỉ số Protein/Creatinin (UPCR), tỉ số Albumin/Creatinin (UACR) niệu: Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên, hoặc nước tiểu thứ 2 của buổi sáng. Khi lấy mẫu nước tiểu nên lưu ý: Xét nghiệm protein trong nước tiểu có thể bị dương tính giả nếu trong nước tiểu có máu không phải từ đường tiết niệu (Ví dụ: Kinh nguyệt), tinh dịch hay dịch tiết từ đường sinh dục; kết quả bị thay đổi nếu như nước tiểu bị loãng (Ví dụ: Uống nhiều nước, truyền dịch). Nên rửa sạch bộ phận sinh dục trước khi lấy nước tiểu, bỏ đi một ít nước tiểu đầu bãi rồi hãy hứng lấy nước tiểu để xét nghiệm.

Nước tiểu 24 giờ để định lượng protein, albumin: Điều quan trọng nhất là phải thu thập hết được lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ, bảo quản mát, không sử dụng chất bảo quản. Cách thu thập như sau:

Định lượng protein trong nước tiểu: Khi nào cần thực hiện?
Mẫu xét nghiệm nước tiểu
  • Chuẩn bị:
    • Dụng cụ chứa nước tiểu: Khô sạch, có nắp đậy kín, dung tích chứa được khoảng 3 lít (nên dùng can nhựa).
    • Dụng cụ bảo quản: Ngăn mát tủ lạnh, hoặc thùng bảo quản, nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 2-8 độ C.
    • Dụng cụ hứng nước tiểu: Khô, sạch, miệng rộng đủ để hứng nước tiểu.
    • Dụng cụ để đong nước tiểu (càng chính xác càng tốt).
  • Thu thập nước tiểu:
    • Đi tiểu hết, sau đó ghi giờ để bắt đầu thu thập nước tiểu
    • Từ lúc này bất kỳ lần đi tiểu nào (kể cả tiểu trong lúc đi đại tiện hoặc tắm) cũng phải hứng lấy nước tiểu và đổ vào can chứa
    • Giữ can chứa nước tiểu ở nhiệt độ mát (tốt nhất là 2-8 độ C)
    • Ngày hôm sau, vào thời điểm đủ 24 giờ, hứng lấy nước tiểu lần cuối cùng đổ vào can chứa
    • Trộn đều nước tiểu trong can (bằng lắc đảo ngược, nhẹ nhàng tránh tạo bọt)
    • Đo và ghi chép lại thể tích nước (tính bằng ml) để báo cho phòng xét nghiệm
    • Lấy 10 ml nước tiểu đã trộn đều để gửi xét nghiệm.

Có thể lấy mẫu nước tiểu tại nhà, dụng cụ chứa cần khô sạch, nhất là không được còn chất tẩy rửa. Mẫu nước tiểu sau khi lấy nên gửi đến cơ sở xét nghiệm trong khoảng 1-2 giờ, tốt nhất là ít hơn 1 giờ (60 phút).

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1211 Lượt xem
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 810 Lượt xem
Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu
Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu

Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây