1

Điều trị tắc nghẽn ống mật thông qua đặt Stent đường mật- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

I. Các nguyên nhân gây hẹp đường mật bao gồm

  • Ung thư tụy là nguyên nhân ác tính thường gặp nhất, kế đến là ung thư túi mật, đường mật, gan và đại tràng.
  • Tổn thương đường mật trong phẫu thuật cắt bỏ túi mật (chiếm 80% các trường hợp chít hẹp không do nguyên nhân ung thư)
  • Viêm tụy
  • Viêm xơ đường mật nguyên phát (primary sclerosing cholangitis): tình trạng viêm đường mật gây đau, vàng da, ngứa và các triệu chứng khác
  • Sỏi túi mật
  • Sau xạ trị
  • Chấn thương bụng 

II. Phương pháp đặt stent đường mật

Stent (giá đỡ) đường mật là một ống nhỏ, mảnh dùng để nâng đỡ phần bị chít hẹp của đường mật. Stent được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại. Hai phương pháp để đặt stent đường mật được sử dụng nhiều nhất là:

1- Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi

  • ERCP là kỹ thuật hình ảnh dùng trong chẩn đoán các bệnh lý  ở tụy, gan, túi mật, và đường mật.
  • ERCP còn có lợi thế của một công cụ điều trị. Ống nội soi được đưa qua miệng bệnh nhân xuống thực quản, qua dạ dày tá tràng, và đến chỗ mật đổ vào tá tràng. Ở vị trí này, một ống nhỏ (cannula) được luồn qua máy nội soi để bơm chất cản quang vào đường mật; từ ngược dòng có nghĩa là hướng đi của thuốc cản quang ngược với chiều lưu thông của dịch mật.  Một loạt các hình Xquang sẽ được chụp khi chất cản quang di chuyển trong đường mật.

2- Chụp đường mật xuyên gan qua da 

  • PTC và ERCP giống nhau ở chỗ cùng được dùng để chẩn đoán và điều trị các tắc nghẽn lưu thông dòng mật từ gan xuống ruột.

  • Biện pháp này thường chỉ dành cho những trường hợp thực hiện ERCP không thành công.

  • Dùng một kim nhỏ chích thuốc cản quang qua da vào gan hoặc túi mật; chụp Xquang trong lúc chất cản quang di chuyển qua đường mật.
  • Khi xuất hiện rõ chít hẹp đường mật, sẽ đặt một stent vào vị trí đó.
  • Đặt một kim rỗng vào đường mật, sau đó luồn một dây hướng dẫn mỏng vào kim. Dây dẫn được hướng đến vị trí tắc nghẽn; stent được đẩy về phía trước theo dây dẫn và đặt vào vị trí tắc nghẽn trong đường mật.

III. Chuẩn bị trước khi thực hiện ERCP

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn uống ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện ERCP hoặc PTC để bảo đảm dạ dày và tá tràng sạch không có thức ăn.
  • Thầy thuốc phải được biết tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng.
  • Bệnh nhân không được có tiền sử dị ứng với chất iode trong thuốc cản quang.
  • Cần dùng kháng sinh trước khi thực hiện thủ thuật và tiếp tục thêm vài ngày sau đó.

IV.  Chăm sóc bệnh nhân sau thủ thuật

  • Sau thủ thuật, bệnh nhân cần được theo dõi sát để nhanh chóng phát hiện các biến chứng.
  • Trong trường hợp ERCP, bệnh nhân thường được lưu lại bệnh viện cho đến khi tỉnh thuốc mê hoàn toàn, và không có biến chứng nào xảy ra.
  • Sau khi thực hiện PTC, bệnh nhân cần được hướng dẫn nằm nghiêng về bên phải trong ít nhất 6 giờ để giảm nguy cơ chảy máu ở vị trí tiêm.
  • Để bảo đảm là stent hoạt động tốt, bệnh nhân cần được tái khám thường xuyên để sớm phát hiện các triệu chứng chít hẹp đường mật tái phát.
  • Các triệu chứng này bao gồm: thay đổi màu của phân và nước tiểu, vàng da, ngứa, và bất thường trong các xét nghiệm chức năng gan.

V.  Nguy cơ

  • Các biến chứng của ERCP bao gồm xuất huyết nặng, nhiễm trùng, viêm tụy, viêm đường mật, viêm túi mật, và tổn thương tá tràng.
  • PTC có thể gây xuất huyết, nhiễm trùng tại vị trí tiêm chích, nhiễm trùng huyết, rò chất cản quang vào ổ bụng.
  • Các biến chứng chuyên biệt của stent bao gồm: di chuyển khỏi vị trí đã đặt, tắc nghẽn và gây thủng ruột.

VI.  Kết quả tốt

Giảm tắc nghẽn và giúp mật lưu thông tốt hơn ở khoảng 90% bệnh nhân sau khi đặt stent đường mật.

Biện pháp thay thế

  • Phẫu thuật là biện pháp thay thế chủ yếu cho đặt stent đường mật. Phương pháp thường dùng nhất là cắt bỏ chỗ chít hẹp và tạo một cầu nối giữa ống mật chủ và phần giữa của ruột non (nối ống mật chủ-hỗng tràng=choledochojejunostomy) hoặc giữa ống gan và ruột non (nối gan-hỗng tràng=hepaticojejunostomy).
  • Điều trị ngoại khoa đạt hiệu quả tốt ở 85–98% bệnh nhân. Các biến chứng cũng ít xảy ra hơn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 608 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 680 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 722 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây