1

Điều Trị Sỏi Tuyến Nước Bọt - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Điều trị không phẫu thuật

I- Nội Soi

- Nội soi các tuyến nước bọt thực hiện bằng các dụng cụ nội soi siêu mỏng có đường kính dưới 1mm. Dùng ống nội soi mềm siêu mỏng “Olympus” đường kính 0,4; 0,8 và 1,1mm hoặc ống nội soi nửa cứng (semi-rigide) Storz đường kính từ 1,2 mm.

- Trước tiên cần xác định vị trí sỏi

  • Chụp phim Xquang không chuẩn bị, thẳng và nghiêng hoặc tốt nhất là phim panorama cắt lớp của các xương hàm.
  • Siêu âm tuyến mang tai để xác định mô tuyến và kiểm tra xem có teo mô tuyến mang tai sau những lần viêm nhiễm mạn tính.
  • Cuối cùng là chụp cản quang kênh dẫn nước bọt (sialographie) cho đến vị trí tắc nghẽn của nó để biết đường kính của kênh tiết nước bọt và mức độ dãn rộng.

II. Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể

Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương đến mô tuyến.

1. Sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể 

  • Xác định chính xác vị trí sỏi bằng sóng siêu âm 7,5 MHz và dùng sóng xung kích điện từ tập trung phá vỡ sỏi.
  • Sỏi vụn thoát ra ngoài qua nước bọt hoặc được gắp ra bằng các dụng cụ nội soi vi phẫu (kẹp rọ=pince à panier).
  • Phương pháp này hoàn toàn không đau và không cần thực hiện vô cảm.
  • Năng lượng dùng tán sỏi tuyến nước bọt thay đổi từ 5 đến 30 mPa.
  • Tần số bắn tia khoảng 120 phát trong một phút.
  • Mỗi lần tán bắn khoảng 1500 +/- 500 phát.
  • Khoảng cách giữa 2 lần tán là 1 tháng

2. Chỉ định và chống chỉ định

  • Có thể sử dụng để tán tất cả các sỏi ở tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai, ngoại trừ các sỏi có thể tiếp cận được bằng ngã nội soi hoặc bằng phẫu thuật miệng.
  • Không có nguy cơ tổn thương thần kinh lưỡi hoặc thần kinh mặt.
  • Kích thước sỏi ít quan trọng, có thể từ 1 mm đến 3 cm, tuy nhiên cần phải xác định vị trí sỏi thật chính xác bằng siêu âm.
  • Tuyến không được có tình trạng nhiễm trùng, nếu cần phải điều trị chống nhiễm khuẩn vài ngày trước khi tán sỏi.
  • Trước khi điều trị cần chụp cản quang kênh dẫn nước bọt để xác định đường kính.
  • Nếu kênh quá hẹp (dưới 1 mm) không cho phép các mảnh sỏi vụn thoát ra, chỉ còn cách thực hiện phẫu thuật.
  • Trước khi tán sỏi cần làm bilan huyết học.
  • Chống chỉ định thực hiện khi có tình trạng rối loạn đông máu.
  • Cần ngưng dùng thuốc kháng đông 24 giờ trước khi tán sỏi.

III.  Điều Trị Nội Khoa

  • Thuốc chống co thắt: giúp nước bọt dễ thoát ra hơn
  • Kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm
  • Thuốc kháng viêm và giảm đau
  • Thuốc làm tăng hoặc giảm tiết nước bọt: tuỳ trường hợp

Điều trị phẫu thuật

  • Bóc tách sỏi thông thường: khi sỏi đơn độc và nằm gần miệng ống dẫn nước bọt. Cần gây tê tại chỗ
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt: điều trị tận gốc
  • Cắt bỏ tuyến dưới hàm, cần đề phòng tổn thương thần kinh (thần kinh mặt, lưỡi, dưới lưỡi), sau đó may từng lớp và hút dẫn lưu.

Chăm sóc điều dưỡng

  • Băng ép nhẹ để lấp khoảng trống, thực hiện thay băng tương tự 24 giờ sau, sau đó băng nhẹ từ 24 đến 48 giờ sau khi rút dẫn lưu
  • Rút dẫn lưu ngay sau khi ngưng tiết nước bọt (ngày thứ 2 hoặc thứ 3)
  • Cắt chỉ sau 5 đến 6 ngày
  • Thuốc kháng sinh và giảm đau sau phẫu thuật
  • Theo dõi biến chứng liệt thần kinh mặt (bảo vệ giác mạc bằng thuốc nhỏ mắt và khép mí mắt chủ động vào ban đêm).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền 10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA “BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA 03:14
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
 Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
 3 năm trước
 492 Lượt xem
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ 06:04
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
 “BÍ KÍP” PHÒNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ NHỎ 
 3 năm trước
 449 Lượt xem
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? 02:00
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH?
Loạn cảm họng gây ra nhiều hoang mang cho người bệnh về những biểu hiện cảm giác vướng, có đờm ở cổ họng kèm theo triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên,...
 3 năm trước
 704 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?

Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất và là loại thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới. Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Thậm chí, dầu ô liu còn được sử dụng để loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây