1

Đau bụng và một số bệnh thường gặp- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Định nghĩa

  • Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn.
  • Danh từ thay thế  đau dạ dày; đau vùng bụng; bụng đau; đau quặn bụng….

2. Tổng quan

Ổ bụng có nhiều cơ quan. Đau vùng bụng có thể xuất phát từ một trong những cơ quan ấy, bao gồm:

  • Các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (Đại tràng) , gan, túi mật, tuỵến tuỵ.
  • Động mạch chủ - động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.
  • Ruột thừa - một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.
  • Hai thận - hai cơ quan có hình giống hạt đậu nằm sâu trong ổ bụng.

Tuy nhiên, đau có thể xuất phát từ một nơi khác – như ở ngực hay vùng chậu. Nhiễm trùng lan toả sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, như cúm hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn.

3. Nguyên nhân thường gặp

  • Trướng hơi hệ tiêu hoá; Táo bón mãn tính
  • Không dung nạp đường lactose  (không dung nạp sữa)
  • Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi)
  • Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu
  • Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp
  • Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis)
  • Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
  • Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella)
  • Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí)
  • Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ
  • Lồng ruột – tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc.
  • Phình bóc tách động mạch chủ bụng - chảy máu vào thành động mạch chủ.
  • Nhiễm ký sinh trùng (Giardia); Cơn tán huyết do hồng cầu liềm (Sickle cell crisis)
  • Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis)
  • Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da

4. Chăm sóc tại nhà

  • Uống một ít nước lọc
  • Tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn ói, nhịn ăn trong 6 tiếng. Sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ.
  • Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay no hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.
  • Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.

5. Hãy đi khám bệnh cấp cứu ngay khi

  • Đau đột ngột và dữ dội ở bụng
  • Đau lan đến ngực, cổ và vai
  • Nôn ói ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen)
  • Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau
  • Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn ói

6. Đề phòng

  • Chia nhỏ các bữa ăn.
  • Cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ.
  • Ăn nhiều rau củ quả.
  • Giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi.
  • Uống  nước nhiều mỗi ngày.
  • Tập luyện thường xuyên.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giảm cân nếu cần thiết.
  • Ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 734 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 656 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 764 Lượt xem
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG 00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
 Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
 3 năm trước
 636 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây