1

ĐANG ĂN DẶM CHÁO MẸ RÂY, BÉ HỐT HOẢNG BỎ ĂN VÀ QUẤY KHÓC LIÊN TỤC..

BS CK2 Trần Thiện Nhơn, khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, khoa vừa gắp dị vật thành công cho bé trai 8 tháng tuổi mới tập ăn dặm..Bé V.T.Đ, ngụ Bình Chánh đang ăn cháo cá mẹ rây xong thì bỗng nhiên cháu bỏ ăn, quấy khóc và nôn ra cháo, lẫn một ít nhầy nhớt, người nhà lo lắng cho bé vào khám sợ bị hóc xương, BS CK1 Lê Thiên Nghĩa tiếp nhận nhanh chóng chụp xquang cổ nghiêng, phát hiện dị vật còn nằm ở hầu họng nên tiến hành soi gắp khẩn cho bé..gắp ra dị vật không phải là xương mà là một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm. Sợi kim loại này đang cắm sâu vào vùng hạ họng (bằng 1/3 chiều dài dị vật). May mắn là dị vật chưa xuống sâu hơn nên tính mạng em bé không gặp nguy hiểm. Nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể làm thủng đường tiêu hóa dẫn đến những hậu quả khó lường. Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép, bị lẫn vào cháo trong quá trình chế biến.

Từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, nhằm nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn... có trong cháo. Thế nhưng trong trường hợp này, nó lại biến thành thứ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh, bảo mẫu trong quá trình chăm sóc con cháu mình phải hết sức cẩn thận. Nếu gia đình nghi ngờ các cháu bị hóc thì nên đưa đến các cơ sở y tế ngay, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho các cháu và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử lý sau đó.

Ngoài ra, một tai nạn hóc dị vật khác cũng có thể gặp phải trong quá trình chế biến thức ăn không những cho trẻ mà cho cả gia đình là từ miếng chùi xoong nồi bằng kim loại. Bởi miếng chùi nồi dạng sợi kim loại khi đã cũ sẽ rất dễ bị đứt gãy dính vào quai nồi, nếu bất cẩn sẽ rơi vào thức ăn. Khi ăn phải, sợi kim loại sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, thậm chí có thể gây viêm ruột, rách ruột và những tổn thương khác. Thế nên, khi sử dụng các miếng chùi xoong, nồi làm từ kim loại, mọi người cần hết sức thận trọng rửa sạch, kiểm tra kỹ. Khi miếng chùi đã cũ, nên kịp thời thay miếng khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  848 lượt xem

Bé 3 tháng tuổi 4,6kg biếng ăn, trước khi ngủ hay quấy khóc

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 3 tháng 6 ngày ạ. Em sinh bé được 2,2kg. Tháng thứ nhất bé tăng 1kg, tháng thứ hai tăng 0,7kg, tháng thứ ba tăng 0,6kg. Và hiện tại bé được 4,6kg, tức là tăng 2,4kg so với lúc mới đẻ. Bác sĩ cho em hỏi cân nặng của bé như vậy có ổn không ạ? Gần 1 tháng trở lại đây, bé nhà em có dấu hiệu biếng ăn, trước khi ngủ bé cũng hay quấy khóc. Em cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ. Bé biếng ăn và ngủ hay quấy khóc như vậy có bình thường không ạ và em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  735 lượt xem

Tại sao trẻ 2 tháng nặng 6kg đêm hay quấy khóc và thở khò khè, ọc sữa?

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,5kg. Sau 2 tháng tuổi bé nặng 6kg. Buổi tối từ 7 hoặc 8h tối, bé khóc suốt. Đến 10h thì tự nín và đi ngủ. Bé hay bị khò khè và hay ọc sữa do có nhớt ở trong miệng. Tình trạng của bé như vậy là sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  733 lượt xem

Bé 2 ngày không đi ị là quấy khóc dữ dội có phải cho đi khám không?

Hiện giờ con nhà em được 2 tháng tuổi. Bé nhà em mỗi lần đi ị rất khó khăn, bé rặn đỏ hết mặt nhưng mỗi lần đi chỉ được chút xíu. Nếu 2 ngày mà không ị được là bé khóc dữ dội, quấy khóc kiểu rất khó chịu. Bé nhà em như vậy có phải bị bệnh gì về đường ruột không ạ? Em có phải cho bé đi khám không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  536 lượt xem

Trẻ 1 tháng tuổi không ngủ, quấy khóc ban đêm thì phải làm gì?

Con em mới sinh được 1 tháng tuổi. Tuy nhiên bé rất hay giật mình, ban đêm thì quấy khóc, không chịu bú cũng ko ngủ. Em phải làm gì đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  496 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 602 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
Tin liên quan
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh

Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.

Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?
Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?

May mắn thay, một cơn đau tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này! Nhưng có một số nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở trẻ em.

Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa
Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa

Amidan bị sưng đỏ, và có mụn màu trắng là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Cơn sốt trên 38,3 độ C và sưng các tuyến dưới hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây