Chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch
1. Khái niệm chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch
Hệ tiết niệu (đường tiết niệu) bao gồm các cấu trúc: Thận, bể thận, đài thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận làm nhiệm vụ lọc máu, tạo ra nước tiểu. Nước tiểu từ hai bể thận sẽ theo hai niệu quản chạy xuống bàng quang. Từ đây, nước tiểu được thải ra ngoài qua niệu đạo.
Khi chụp X-quang thông thường, các cấu trúc trên không được thấy rõ trên phim chụp ghi lại. Tuy nhiên, chúng có thể hiển thị rõ hơn khi chụp X-quang hệ tiết niệu bằng cách tiêm thuốc cản quang vào cơ thể - phương pháp chụp X-quang hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch.
Chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (X-quang niệu đồ tĩnh mạch) có tên tiếng Anh là Intravenous Urography - IVU, còn được gọi là chụp X-quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (tên tiếng Anh là Intravenous Pyelography - IVP). Đây là kỹ thuật sử dụng tia X và thuốc cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Trong phương pháp này, thuốc cản quang sau khi được tiêm vào tĩnh mạch sẽ đi đến thận, được lọc và thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Thuốc cản quang không cho tia X đi qua nên cấu trúc thận, niệu quản và bàng quang sẽ hiển thị rõ ràng với màu trắng trên phim chụp X-quang.
2. Chỉ định/ chống chỉ định
2.1 Chỉ định
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này được sử dụng để đánh giá một loạt các vấn đề sức khỏe như:
- Sỏi tiết niệu: Sỏi trong thận hoặc niệu quản thường hiển thị rõ ràng trên phim chụp;
- Máu trong nước tiểu: X-quang niệu đồ tĩnh mạch có thể giúp chẩn đoán hoặc loại trừ những nguyên nhân gây máu trong nước tiểu như viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư;
- Nhiễm trùng đường tiểu: Chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch có thể giúp tìm ra vị trí tắc nghẽn hoặc một số bất thường khác của đường tiểu (nếu có) với người bị nhiễm trùng bàng quang hoặc thận lặp đi lặp lại;
- Tắc nghẽn hoặc tổn thương đường tiết niệu: Hiện tượng tắc nghẽn hay tổn thương ở đường tiết niệu có thể được phát hiện qua chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch còn cho phép bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng hệ niệu, cho các thông tin về giải phẫu (hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản), chức năng hệ niệu, mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản.
2.2 Chống chỉ định
- Chống chỉ định tuyệt đối: Bệnh nhân mất nước;
- Chống chỉ định tương đối: Bệnh nhân suy thận, mang thai, dị ứng iode, huyết áp cao, suy tim và suy gan mất bù,...
3. Thực hiện chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch
3.1 Chuẩn bị
- Kiểm tra chức năng thận của bệnh nhân: Thận phải lọc được thuốc cản quang nên phương pháp này không nên tiến hành cho người bị suy thận. Trước khi chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch, người bệnh cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận;
- Báo cáo cho bác sĩ nếu bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các sản phẩm có thành phần iode;
- Nhịn đói vài giờ trước khi chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo đường ruột không có thức ăn, giúp hình ảnh X-quang rõ ràng hơn;
- Dùng thuốc nhuận tràng trước khi chụp một ngày hoặc lâu hơn để làm cho hình ảnh X-quang rõ ràng hơn;
- Ký cam kết thực hiện thủ thuật X-quang niệu đồ tĩnh mạch;
- Có thể ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch.
3.2 Quy trình thực hiện
- Bệnh nhân được mặc áo choàng, nằm trên bàn dài;
- Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở mu bàn tay hoặc cánh tay bệnh nhân;
- Thuốc cản quang sau đó được lọc qua thận, chảy xuống các niệu quản và tập trung ở bàng quang;
- Chụp X-quang ở vùng bụng ở các thời điểm khác nhau, thường là sau mỗi 5 - 10 phút. Bệnh nhân có thể phải đi tiểu trước lần chụp cuối cùng. Cả quy trình có thể kéo dài 30 - 60 phút hoặc trong một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch vài giờ sau tiêm thuốc;
- Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi hoàn tất việc chụp X-quang và ăn uống bình thường ngay sau đó.
4. Tai biến có thể xảy ra
- Có cảm giác nóng trong người, nóng tại nơi truyền thuốc cản quang hoặc cảm thấy có vị kim loại trong miệng khi tiêm thuốc vào cơ thể. Các cảm giác này thường nhanh chóng biến mất;
- Dị ứng với thuốc cản quang (hiếm gặp): Người bệnh có thể gặp triệu chứng nhẹ như phát ban ở da, ngứa ngáy, sưng môi nhẹ hoặc triệu chứng nghiêm trọng như khó thở và hạ huyết áp. Bệnh nhân hen suyễn hoặc có các bệnh dị ứng khác có nguy cơ dị ứng thuốc cản quang cao hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ tại bệnh viện sẽ thực hiện xử trí hồi sức cấp cứu kịp thời;
- Suy thận (hiếm gặp).
Với bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thực hiện để quá trình chụp X-quang diễn ra liền mạch, cho kết quả chính xác và tránh gặp phải những tai biến khó lường.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Chất tiết tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng chuyển hóa thành các tế bào chuyên hóa khác trong cơ thể. Ứng dụng của chất tiết tế bào gốc có thể bao gồm điều trị các vấn đề lão hóa, chấn thương tế bào, và các bệnh lý khác.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.