CHO TRẺ UỐNG THUỐC ĐÚNG CÁCH - BÀI HỌC “ĐẮT GIÁ” CHO CHA MẸ
Mỗi lần con bệnh là mỗi lần cha mẹ “ăn không ngon, ngủ không yên”, những tiếng khóc xé lòng của con thôi thúc cha mẹ đưa con đến bác sĩ. Với những bệnh không nguy hiểm, con sẽ được các bác sĩ kê toa thuốc, tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh đều băn khoăn “.cho con uống thuốc như thế nào mới đúng?”
Để giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm con,.nhà thuốc của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh sẽ bật mí một vài tips khi cho con uống thuốc ngay sau đây:
Ưu tiên chọn các loại thuốc dạng siro (dùng nắp/muỗng định liều theo hướng dẫn trên lọ thuốc do Nhà sản xuất cung cấp) rồi cho bé uống. Nếu bé cần uống thuốc dạng viên, phụ huynh nên nghiền nhỏ trước khi cho trẻ uống. Khi đút nên để đầu trẻ ngẩng cao, hơi nghiêng rồi đưa thuốc vào miệng, chú ý không đưa vào quá gấp hay lấy muỗng ra nhanh mà hãy để trẻ nuốt hết thuốc.
Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi uống thuốc bằng cách dạy trẻ tầm quan trọng của việc uống thuốc hay khích lệ, động viên bé,.... Hạn chế tối đa quát nạt khi bé không chịu uống.
Đối với những bé lớn, cha mẹ có thể cho bé ngậm kẹo bạc hà để làm giảm mùi vị khó chịu của thuốc.
.Những điều cần tránh khi cho trẻ uống thuốc cha mẹ cần chú ý:
Hạn chế pha thuốc vào thức ăn, nước ép hay nước trái cây (chỉ thực hiện khi có khuyến cáo của Nhà sản xuất)
Không đè đổ thuốc vào miệng trẻ hay bóp mũi trẻ
Không nên cho trẻ uống thuốc khi đang khóc hay cười
Không dùng những toa thuốc cũ mà nên cho trẻ uống theo toa mới
Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, dù là bị nhức đầu, chóng mặt, ho,...
Không cho trẻ uống thuốc khi bụng đói, đặc biệt là các loại thuốc kháng viêm, giảm đau,...
Để thuốc tránh xa tầm tay của bé
Khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm trong khi những biểu hiện của nó chỉ như các bệnh thông thường.
️ Với bài học đắt giá này, hy vọng các bậc phụ huynh hiểu rằng chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của trẻ chính là kiến thức của cha mẹ.
.--------------------------------------
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Hotline: 1800 6858
Có cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!
- 1 trả lời
- 828 lượt xem
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 890 lượt xem
Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 5782 lượt xem
Khi nào bé có thể uống thuốc giảm đau mà không cần gọi bác sĩ?
Khi nào tôi có thể cho con tôi uống thuốc giảm đau mà không cần gọi cho bác sĩ của bé? Tôi đọc thuốc giảm đau thấy có khá nhiều tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày,... nên hơi lo lắng.
- 1 trả lời
- 781 lượt xem
Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!
Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.
Luôn phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.
Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em. Hãy hỏi dược sĩ của bạn về các hộp đựng mà trẻ em không mở được để đựng tất cả các loại thuốc được kê đơn cho gia đình.