1

CHẢY NƯỚC MŨI MÀU VÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Chảy nước mũi màu vàng dù loãng hay đặc thì cũng có thể là dấu hiệu về bất thường hô hấp. Vậy liệu tình trạng nước mũi bị đổi màu này có nguy hiểm không?

? VAI TRÒ CỦA DỊCH NHẦY LÀ GÌ?

Dịch nhầy được tạo thành từ nước, protein, kháng thể, muối và có đặc tính hơi dính.

- Chúng có khả năng “bẫy” được bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các chất gây dị ứng…

- Nhờ sự tiếp sức của các lông tơ nhỏ (còn gọi là lông mao) bên trong mũi, các tác nhân gây bệnh sẽ bị đẩy đến trước mũi để bạn tống chúng ra ngoài thông qua phản ứng chảy nước mũi hoặc hắt xì.

- Dịch nhầy còn giúp giữ ấm xoang mũi và làm ẩm không khí mà cơ thể hít vào.

? CHẢY NƯỚC MŨI MÀU VÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

- Khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ đưa các tế bào bạch cầu đến khu vực đó để tiêu diệt chúng.

- Lý do gây ra sự thay đổi màu của dịch nhầy là vì bên trong tế bào bạch cầu chứa đầy enzyme có màu. Sau khi xảy ra phản ứng, bạch cầu sẽ hòa lẫn cùng với các mảnh vụn của mầm bệnh và bị loại bỏ theo nước mũi ra bên ngoài, khiến cho nước mũi có màu vàng.

- Nếu nước mũi chảy ra có màu vàng trong và loãng, lúc này bạn không cần quá lo lắng, vì đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại.

- Tuy nhiên, nếu nước mũi chuyển sang màu vàng đậm (hoặc trông giống màu xanh) và đặc quánh hơn thì đó là biểu hiện cho thấy tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

- Khi bị chảy nước mũi màu vàng, bạn nên xì mũi thường xuyên để loại bỏ các mảnh vụn bị mắc kẹt và giữ cho đường hô hấp được thông thoáng. Nếu không, các chất gây hại có thể tích tụ, làm chi dịch nhầy bị cô đặc hơn, gây nên tình trạng khó thở và góp phần làm bệnh nặng hơn.

? Có thể nói, chảy nước mũi màu vàng không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Điều cần thiết là bạn phải giữ sức khỏe thật tốt, tăng cường tập luyện và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

? Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!

--------

HỆ THỐNG Y TẾ THU CÚC TCI

Cơ sở 286 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Cơ sở 216 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 32 Đại Từ - Hoàng Mai - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẮT AMIDAN, NẠO VA Ở NGƯỜI LỚN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CẮT AMIDAN, NẠO VA Ở NGƯỜI LỚN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 11:41
CẮT AMIDAN, NẠO VA Ở NGƯỜI LỚN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Viêm VA và amidan đồng thời là tình trạng ít gặp ở người lớn. Chính vì thế khiến không ít người lo lắng phẫu thuật có gây nguy hiểm hay...
 3 năm trước
 985 Lượt xem
"CON ĐÃ RẤT NHANH NHẸN, NGHỊCH NGỢM KHÔNG CẢN NỔI RỒI!" "CON ĐÃ RẤT NHANH NHẸN, NGHỊCH NGỢM KHÔNG CẢN NỔI RỒI!" 02:58
"CON ĐÃ RẤT NHANH NHẸN, NGHỊCH NGỢM KHÔNG CẢN NỔI RỒI!"
 Trò chuyện với BS Pisy về quá trình hồi phục của bé Bá Kỳ (27 tháng tuổi), chị Ngọc Tú vui vẻ kể lại sự nghịch ngợm của con chỉ vài giờ sau...
 3 năm trước
 664 Lượt xem
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
 2 năm trước
 606 Lượt xem
CÓ NÊN CẮT AMIDAN HAY KHÔNG? CÓ NÊN CẮT AMIDAN HAY KHÔNG? 21:00
CÓ NÊN CẮT AMIDAN HAY KHÔNG?
 3 năm trước
 437 Lượt xem
Tin liên quan
Có nên dùng oxy già để loại bỏ ráy tai không?
Có nên dùng oxy già để loại bỏ ráy tai không?

Hydrogen peroxide có trong rất nhiều loại thuốc nhỏ tai. Thành phần này gây ra hiện tượng sủi bọt (do giải phóng khí oxy), nhờ đó khiến cho ráy tai mềm và bong ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây