CHĂM SÓC TRẺ SỐT PHÁT BAN ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ
Sốt phát ban bắt đầu bằng triệu chứng sốt cao từng cơn (39-40 độ C) có thể kèm theo một số biểu hiện viêm đường hô hấp trên như chảy mũi, ho.
Từ ngày thứ 4 trở đi, trẻ bệnh thường hết sốt, da bắt đầu nổi những ban đỏ khoảng 3-5 ngày rồi lặn.
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, thường lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu trẻ được chăm sóc đúng cách.
Cha mẹ lưu ý:
- Liên hệ bác sĩ, cơ sở y tế để thăm khám cho trẻ, xác định chính xác nguyên nhân sốt, tránh nhầm lẫn với sốt xuất huyết, sốt do nhiễm khuẩn và các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, hạ sốt bằng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định khi trẻ sốt trên 38,5 độ C (hoặc 38 độ C với trẻ có cơ địa/ tiền sử co giật)
- Chườm ấm, đặc biệt vùng cổ, nách, bẹn giúp trẻ hạ sốt
- Mặc thoáng cho trẻ, tuyệt đối không ủ ấm
- Bổ sung nhiều nước, sữa, nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất
- Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo và súp.
- Tắm rửa cho bé bằng nước ấm có pha muối loãng.
- Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với nước lạnh trong thời gian bùng phát sốt phát ban;
- Hạn chế để trẻ bị nhiễm lạnh bởi gió nhằm ngăn ngừa virus lây lan đến các bộ phận khác, gây biến chứng.
Phụ huynh không nên chủ quan và tự ý cho con dùng thuốc nếu chưa có chỉ định bác sĩ. Trẻ cần nhập viện khẩn cấp nếu phát hiện những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao trên 40° C không thuyên giảm;
- Lên cơn co giật, mất ý thức;
- Ngủ li bì, người mệt mỏi;
- Buồn nôn, không thể ăn uống được;
- Xuất huyết ở da.
.KHÁM TẠI NHÀ - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Gọi là có sau 30 phút
Tel: 0949.416.006 - 0947.616.006 - 0911.858.616
Hotline cấp cứu 24/24: 1900 636 555
Hàng ngày nhỏ một giọt vitamin D vào đầu ti cho bé bú có đúng cách không?
Bé nhà em sinh vào đầu tháng 10. Em sinh thường. Tháng 10 nhiều mưa nên bé cũng ít được đi phơi nắng. Hàng ngày em nhỏ một giọt vitamin D3 của hãng Ostelin vào đầu ti cho bé bú. Em làm như vậy có đúng cách chưa và liều lượng có đủ cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 639 lượt xem
Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?
Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?
- 1 trả lời
- 1475 lượt xem
Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?
Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?
- 1 trả lời
- 2010 lượt xem
Trẻ 3 tháng 4 ngày tuổi nặng 5,2kg có phải bị chậm phát triển không?
Em sinh bé nặng 2,8 kg. Hiện bé đang được 3 tháng 4 ngày tuổi và nặng 5,2kg. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy tháng đầu thì em cho bú trực tiếp, nhưng giờ em hút ra bình thì thấy mỗi lần bé chỉ bú được từ 30-50ml, hiếm lắm thì được 70ml. Bé nhà em như vậy có phải là bú không đủ và bị chậm phát triển không ạ?
- 1 trả lời
- 661 lượt xem
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.
Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.
Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.
Chốc lở thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.