1

Chăm sóc trẻ mùa nóng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng là vấn đề quan trọng do sức khỏe của trẻ luôn chịu ảnh hướng lớn từ thời tiết. Mùa hè thời tiết nắng nóng, hanh khô làm cho độ ẩm trong không khí khá cao. Đó là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ rất dễ mắc bệnh vì trẻ em có sức đề kháng còn yếu kém.

Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ giúp chúng ta chủ động phòng tránh, chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này.

1. Những bệnh thường gặp vào mùa nắng

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn:

Mùa hè, thức ăn nhanh ôi thiu, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc sản sinh chất độc nếu không được bảo quản đúng, đây cũng là mùa du lịch, trẻ dễ tiếp xúc với các thức ăn hàng quán không hợp vệ sinh nên dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. 

Các bệnh lý đường hô hấp:

Để tạo điều kiện cho trẻ được thoải mái và dễ chịu trong thời tiết nắng nóng, nhiều gia đình sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, quạt máy liên tục. Sử dụng không điều độ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, nếu cho trẻ sử dụng máy lạnh trong thời gian kéo dài quá mức (thường trên 4 tiếng), và nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô khiến cho sức đề kháng đường hô hấp của trẻ bị giảm nên trẻ sẽ dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết...làm trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn uống kém làm sức khỏe càng bị sụt giảm.

Sử dụng quạt máy liên tục, tần số cao, trực tiếp vào mặt bé cũng gây bệnh cảnh tương tự.

Ngoài ra, trời nóng, trẻ thường xuyên sử dụng các loại nước giải khát mát lạnh như nước đá, kem thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đường hô hấp.

Nhiễm siêu vi:

Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ …Đối với những bệnh do siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ.

Bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, cũng có một số siêu vi gây ra các bệnh nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng,  Sởi, Cúm, Thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm màng não ở trẻ em…

Các bệnh lý về da:

Với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em ra nhiều mồ hôi, nếu không được thường xuyên vệ sinh tắm rửa, trẻ dễ viêm da, rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu. 

Say nắng:

Trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vận động nhiều khiến trẻ ra mồ hôi, mất nước và muối khoáng. Do đó việc chăm sóc trẻ mùa nắng nóng luôn được quan tâm hàng đầu.

Đuối nước:

Sau những buổi chiều chơi các trò chơi vận động như đá bóng, đạp xe, chạy nhảy… trẻ thường thích được tắm sông, tắm biển nên dễ xảy ra tình trạng đuối nước.

2. Chăm sóc trẻ mùa nắng nóng bằng các biện pháp sau

Tạo những thói quen vệ sinh cá nhân tốt:

  • Như rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Thói quen này sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
  • Rửa tay là 1 trong 5 thông điệp 5K phòng ngừa virus Corona đang hoành hành. 
  • Tắm rửa, thay áo quần thường xuyên để phòng các bệnh về da.

Ăn uống hợp vệ sinh:

Chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Vấn đề này nên được quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc trẻ

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn:

  • Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm.
  • Không vứt rác bừa bãi.
  • Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu; nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khoảng thời gian này có nhiều tia bức xạ nguy hại cho trẻ, khi cần đi ra nắng hay đi học nhắc trẻ phải đội mũ, nón rộng vành.

Sử dụng máy điều hòa hợp lý:

  • Nếu có nhu cầu sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, phụ huynh nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C, hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C là hợp lý.
  • Nhớ cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.
  • Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với sự chuyển đổi không khí bên ngoài), điều này sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ.

Tăng cường lượng dịch uống:

  • Bổ sung nguồn nước đầy đủ cho trẻ là một trong những biện pháp chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng. Đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như; các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… Các loại dung dịch này giúp cơ thể trẻ luôn  mát mẻ và có sức đề kháng tốt.
  • Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: Đây là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi. Sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

Tiêm ngừa đầy đủ:

Bố mẹ cần lưu ý tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo quy trình của bộ y tế. Đây là biện pháp phòng ngừa bảo vệ hiệu quả cho trẻ.

Phòng ngừa đuối nước:

  • Tuyệt đối không cho trẻ chơi gần ao, hồ, sông suối nơi có chứa nhiều nước khi không có sự giám sát của bố, mẹ.
  • Không cho trẻ tắm sông, nhảy cầu.
  • Trẻ phải mặc áo phao khi tham gia các loại hình giao thông đường thủy.
  • Cho trẻ làm quen với nước và tập bơi để tránh đuối nước có sự giám sát của bố mẹ.
  • Gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, hoặc đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nhiệt độ không khí nóng lên có thể gây dị ứng không?

Thưa bác sĩ, nhiệt độ không khí nóng lên có thể gây dị ứng cho trẻ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  476 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  635 lượt xem

Trẻ 1 tháng 10 ngày tuổi vặn mình, khó ngủ và khóc lên mỗi khi đi ngoài cần chăm sóc thế nào?

Hiện nay, bé nhà em được 1 tháng 10 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg, hiện giờ là 4,2kg. Bé nhà em rất khó ngủ, hay vặn mình và khóc suốt đêm, ban ngày cũng hay khóc. Bé còn khó đi ngoài nên em có cho bé đi khám thì bác sĩ chỉ khuyên là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Em đã ăn nhiều rau xanh và đồ mát nhưng tình hình của bé vẫn không được cải thiện. Ngày bé đi được khoảng 2-3 lần, sôi ruột, bé thường xì hơi nhiều, vặn mình, khó chịu rặn đỏ hết cả mặt lên. Mỗi lần đi tiêu bé phải rặn rất lâu và khóc lên mới đi được. Em cũng có mát xa bụng cho bé nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho biết có phải bé nhà em bị táo bón hay không và bác sĩ có thể tư vấn cách chăm sóc, chữa trị để bé dễ chịu hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1895 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1100 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 864 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây