1

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chế độ dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng các nhóm chất cơ bản

  • Nhu cầu về đạm (protein): Cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. 
  • Nhu cầu về chất béo: nên giữ ở mức 25 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. 
  • Nhu cầu về vitamin và chất khoáng: Trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa có chứa một lượng lớn các vitamin và chất khoáng.
  • Nhu cầu về năng lượng: Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bị tai biến mạch máu não

  • Nên cho người bệnh ăn các những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa; chú ý chia nhỏ bữa ăn thành 3 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no.
  • Hạn chế mức tối đa các đồ lên men, các chất gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
  • Do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém nên khẩu phần ăn cần giảm muối và nước.
  • Với những bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ.
  • Hạn chế ăn muối ở mức 4 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải một cách nhanh chóng. 

Chế độ tập luyện 

Nguyên tắc tập luyện

  • Đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét, giúp họ làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 3 lần;
  • Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân giúp máu lưu thông và giúp tránh cứng khớp, teo cơ.
  • Tập vận động nhẹ nhưng thường xuyên để giúp hồi phục nhanh.
  • Vận động tại nhà hoặc phòng tập vật lý trị liệu.
  • Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hằng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập.
  • Có thể sửa đổi một số vật dụng trong nhà cho phù hợp với bệnh nhân, không nên làm thay hoàn toàn cho người bệnh.

Một số bài tập luyện 

  • Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: người bệnh đứng tựa nhẹ vào mép bàn, có thể cần sự giúp đỡ của người thân, đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 15 20 cm, ngang bằng nhau, sau đó dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân. 
  • Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân: Áp dụng cho người bệnh có thể đứng thẳng. Hai bàn chân vẫn cách nhau khoảng 15 20 cm,  trọng lượng chia đều hai bên chân, hai tay xuôi theo thân. 
  • Tập đứng thăng bằng: Người bệnh tư thế đứng thẳng, dồn trọng lực đều hai chân, sau đó quay đầu nhìn ra sau vai, ngửa đầu, cúi đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay sang phải rồi sang trái.
  • Tập đi bộ: Khi đã đứng vững, người bệnh tai biến mạch máu não cần tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 790 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây