1

CẤP CỨU THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN BỊ NHANH THẤT DO HỘI CHỨNG BRUGADA TYPE 1 - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ca lâm sàng:

Vào lúc13h20p ngày 14/08/2019, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long có tiếp nhận người bệnh L.M.C (sinh năm 1962, ngụ tại Ninh Kiều, Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng hôn mê, tím tái. Nhờ được cấp cứu kịp thời, người bệnh đã qua cơn nguy kịch và xuất viện sau 9 ngày điều trị tại bệnh viện. Nguyên nhân được chẩn đoán là do hội chứng Brugada type 1

Theo thông tin từ gia đình, trưa cùng ngày nhập viện khi người bệnh đang ngủ nghe có người gọi, người bệnh ngồi dây, sau đó đột ngột ngã quỵ và rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Gia đình lập tức đưa người bệnh vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. 

Tại khoa cấp cứu, bác sĩ đánh giá người bệnh đã ngưng tim, hệ thống “Code Blue” của bệnh viện được kích hoạt để huy động ekip cấp cứu gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức, Tim mạch cùng phối hợp cấp cứu người bệnh.

Qua máy monitor theo dõi, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị nhịp nhanh thất (đây là tình trạng loạn nhịp tim rất nguy hiểm), người bệnh ngay lập tức được tiến hành sốc điện cấp cứu, đặt nội khí quản và hồi sức tim phổi tích cực, sau khoảng 30 phút hồi sức các chỉ số sinh tồn và nhịp tim người bệnh ổn định lại, người bệnh được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

Sau 2 ngày hồi sức tích cực tình hình sức khỏe người bệnh chuyển biến tốt hơn, người bệnh dần tỉnh táo và nhận thức được. Đến ngày thứ 5 người bệnh tỉnh, tự thở tốt , không còn cần sự hỗ trợ của máy thở, người bệnh được rút ống nội khí quản.

Sau đó, người bệnh được chăm sóc tại Đơn vị Tim Mạch, được các bác sĩ chuyên khoa Rối loạn nhịp khuyến cáo cấy máy phá rung tim và tầm soát hội chứng Brugada cho các thành viên trong gia đình. 

Hội chứng Brugada

  • Hội chứng Brugada là một bệnh có tính chất di truyền với biểu hiện chủ yếu là những bất thường về hệ thống dẫn truyền của tim dẫn tới rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, hội chứng Brugada còn được gọi bằng một số thuật ngữ khác như “hội chứng đột tử ban đêm”, “hội chứng đột tử chưa rõ nguyên nhân”.
  • Bệnh thường không có triệu chứng nên không được chẩn đoán cho đến khi có biểu hiện loạn nhịp hoặc ngất hoặc được phát hiện tình cờ khi làm điện tâm đồ.
  • Những cơn ngất không rõ nguyên nhân, không theo một chu kỳ nào đôi khi là những biểu hiện sớm và duy nhất. Nhiều trường hợp người bệnh có rối loạn nhịp thất sau đó dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong khi đang làm việc và cả khi nghỉ ngơi.
  • Trong đa số các trường hợp, người bệnh sẽ được làm điện tim để xác định hình ảnh tổn thương đặc trưng của hội chứng Brugada cũng như loại trừ loạn nhịp tim do các nguyên nhân khác.
  • Hội chứng Brugada hết sức nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi tim ngưng đột ngột, việc sơ cấp cứu ban đầu bằng thủ thuật ấn tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt sẽ là yếu tố quyết định mạng sống của người bệnh, hạn chế ảnh hưởng đến não do thiếu dưỡng khí. Song song đó, người bệnh nên được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
  • Đối với các trường hợp Brugada có rối loạn nhịp thất nguy hiểm, phương pháp điều trị hiện tại là cấy máy phá rung tim (ICD - implantable cadioverter defibrilation) vào cơ thể, thông thường là ở vùng dưới da ngực bên trái, máy sẽ tự động phát hiện các rối loạn nhịp thất và sốc điện khi bệnh nhân có những cơn rối loạn nhịp thất nguy hiểm, ngăn ngừa ngưng tim dẫn đến đột tử.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tim Ebstein là một dạng dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp. Ở những trẻ bị bệnh tim Ebstein, van ba lá (van nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) hình thành không đúng vị trí và các lá van bị dị dạng. Kết quả là van ba lá không thể hoạt động bình thường và máu chảy ngược qua van, làm cho tim hoạt động kém hiệu quả. Bệnh tim Ebstein có thể dẫn đến chứng cơ tim phì đại và suy tim.

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (IC) là tình trạng cơ tim bị suy yếu do cơn đau tim hoặc bệnh động mạch vành. Bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.

Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân.

Bệnh tim bẩm sinh: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Bệnh tim bẩm sinh: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật tim có ngay từ khi sinh ra. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại khác nhau, từ những dị tật đơn giản không gây triệu chứng đến những vấn đề phức tạp có thể đe dọa đến tính mạng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây