1

Cách dùng kem chống nắng cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ với làn da nhạy cảm rất dễ bị tổn thương trước các bức xạ của mặt trời. Cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ là tránh không để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc là sử dụng kem chống nắng cho em bé nếu không có sự lựa chọn nào khác.

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV cực kỳ nguy hại cho làn da không chỉ với người trưởng thành mà còn đối với cả trẻ em. Việc sử dụng kem chống nắng cho bé sẽ giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại cho làn da.

Nếu bé thường xuyên phơi nắng trong những năm đầu đời sẽ dẫn đến việc gia tăng số sắc tố da và dễ gây ra nhiều đột biến di truyền khác. Đặc biệt vào thời tiết mùa hè, đây chính là thời điểm trẻ dễ bị bỏng nắng dù được mặc đầy đủ quần áo hay các dụng cụ bảo vệ cần thiết khi đi ra ngoài. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo cha mẹ nên bảo vệ trẻ em tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào buổi trưa và nắng mùa hè. Nếu phải đi ra ngoài, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, dày và các dụng cụ bảo vệ khác. Còn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên mẹ nên bôi kem chống nắng cho em bé có hàm lượng SPF ≥15 trên mặt, mu bàn tay của em bé.

Thực tế, mọi độ tuổi đều có thể sử dụng kem chống nắng nhưng với các khuyến cáo khác nhau:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng: Trẻ dưới 6 tháng không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh nếu như chưa tham vấn và có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất đối với trẻ dưới 6 tháng là để trẻ trong bóng râm hoặc dùng quần áo che chắn cho trẻ.
  • Với trẻ từ 6 tháng trở lên: Sử dụng loại kem chống nắng cho bé có chỉ số SPF từ 30 - 50 thoa lên toàn bộ phần da không được che phủ.

Khi lựa chọn kem chống nắng cho bé, hãy lưu ý một số điểm sau đây:

  • Hãy chọn loại được sản xuất trên công thức dành riêng cho trẻ nhỏ và có khả năng chống nước.
  • Để tránh bị phản ứng dị ứng, hãy chọn loại kem chứa titan dioxide và kẽm dioxide, bởi chúng là những thành phần rất ít gây dị ứng.
  • Nên chọn loại kem chống nắng cho em bé có thể bảo vệ da trước cả tia UVA và tia UVB.

Trước khi sử dụng kem chống nắng cho bé cần lưu ý nên thử phản ứng của da trẻ với loại kem định sử dụng trước 48 giờ bằng cách thoa thử một chút kem lên một phần da nhỏ của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, cần dừng sử dụng ngay lập tức và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1527 lượt xem

Nên dùng quạt gió, quạt điều hòa hay máy lạnh để chống nóng cho trẻ?

Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  571 lượt xem

Phơi nắng có tác dụng gì cho trẻ bị vàng da?

Bé trai nhà em lúc sinh nặng 3kg. Giờ bé đã dược 1 tháng 7 ngày rồi ạ. Khi được 12 ngày, bé nhà em bị vàng da. Em cho bé đi khám thì được bác sĩ chiếu đèn 2 mặt bé cho hết vàng da. Sau đó bé được xuất viện về nhà và dặn phải cho bé phơi nắng. Tuy nhiên có thông tin lại cho rằng phơi nắng không chữa được vàng da. Vậy phơi nắng có tác dụng gì đối với bệnh của bé nhà em ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  574 lượt xem

Tiêm vắc xin mũi 2 cách mũi 1 có 28 ngày thì vắc xin có tác dụng không?

Em tiêm vắc xin 6in1 mũi 1 cho bé vào ngày 12/2, bác sĩ hẹn ngày 12/3 tiêm mũi 2. Nhưng khi tiêm xong em mới phát hiện ra là tháng 2 có 28 ngày, chưa được 30 ngày thì vắc xin có tác dụng không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1915 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 516 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc
Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc

Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây