1

Bệnh ung thư phổi có dấu hiệu gì? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Mỗi loại ung thư phát triển và lan tràn theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.

Triệu chứng

Các triệu chứng ung thư phổi thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán hết sức khó khăn. Có thể có các triệu chứng sau:

  • Ho không khỏi, ngày càng nặng.
  • Thở nặng nhọc, thở dốc.
  • Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Đau tức ngực kéo dài.
  • Ho đờm có lẫn máu.
  • Khàn giọng.
  • Đau vai, đau tay và các ngón tay, ngón tay dùi trống.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, như viêm phổi.
  • Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Một trong những biện pháp phát hiện sớm ung thư phổi là chụp X quang phổi và chụp cắt lớp điện toán (CT).
  • Để xác định tế bào ung thư của khối u người ta sử dụng các kỹ thuật sinh thiết như: soi và sinh thiết xuyên thành phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CT, tìm tế bào ung thư trong đờm hoặc dịch màng phổi, sinh thiết qua siêu âm nội phế quản.
  • Để chẩn đoán giai đoạn, chụp CT là kỹ thuật có giá trị, ngoài ra còn có các kỹ thuật hiện đại như PET-CT, soi trung thất hoặc nội soi lồng ngực, nội soi siêu âm chẩn đoán.
  • Một số phương pháp để chẩn đoán mức độ di căn xa của ung thư có thể được áp dụng như: PET-CT, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), xạ hình xương toàn thân…

Điều trị

Tùy thuộc loại ung thư và giai đoạn của bệnh bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị. Nhìn chung là điều trị đa mô thức (kết hợp nhiều phương pháp), bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch, kiểm soát triệu chứng.

Phẫu thuật:

  • Là phương pháp điều trị cơ bản, đáng tin cậy. Được chỉ định cho ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn tương đối sớm của bệnh (I, II và IIIA).
  • Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn khối u và các hạch di căn. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị hóa chất, điều trị đích hỗ trợ sau phẫu thuật.
  • Các phẫu thuật có thể áp dụng cho ung thư phổi gồm: cắt thùy phổi, cắt phổi hình chêm, cắt phân thùy phổi và cắt toàn bộ một bên phổi. Hiện nay, việc cắt phổi có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi hoặc nội soi hỗ trợ tùy thuộc giai đoạn của bệnh.

Hóa trị:

  • Cả hai loại ung thư phổi đều có thể sử dụng hóa trị với mục đích ngăn sự tăng trưởng của tế bào ung thư tại chỗ và di căn. Hóa trị có thể được thực hiện kết hợp với phẫu thật hoặc xạ trị.
  • Phác đồ hóa trị bao gồm nhiều thuốc và sẽ được tiến hành qua nhiều chu kỳ tùy thuộc loại ung thư. Việc hóa trị thường gây ra những tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, sút cân, rụng tóc, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, loét miệng…

Xạ trị:

  • Là phương pháp dùng năng lượng phóng xạ chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt sự phân chia và phát triển của tế bào ung thư.
  • Với những trang thiết bị hiện đại, ngày nay xạ trị là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Xạ trị được áp dụng cho những bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị và phẫu thuật để kéo dài thời gian sống.
  • Tác dụng không mong muốn của xạ trị có thể là mệt mỏi, giảm bạch cầu, loét bỏng, sút cân…

Điều trị đích:

  • Xuất phát từ những tiến bộ trong nghiên cứu về đột biến gen.
  • Điều trị đích là sử dụng các thuốc sinh học tác động tới quá trình dẫn truyền tín hiệu tăng trưởng không kiểm soát của tế bào ung thư cũng như kiểm soát tăng sinh mạch máu tới khối u. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa" Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa" 10:51
Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa"
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu được...
 3 năm trước
 863 Lượt xem
Tin liên quan
Lý giải vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, khi bạn nghe ai đó bị ung thư phổi, bạn có thể cho rằng anh ta hút thuốc lá. Nhưng thực tế nhiều hơn thế.

Radon có làm tăng nguy cơ ung thư phổi không?
Radon có làm tăng nguy cơ ung thư phổi không?

Yêu cầu bất cứ ai nêu ra nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi, và họ có thể biết câu trả lời: hút thuốc lá. Nhưng bạn có nhiều khả năng bị “chưng hửng” nếu bạn hỏi họ về nguyên nhân phổ biến thứ hai.

Ung thư phổi có thể ngăn ngừa được không?

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Điều thứ nhất cần làm là không hút thuốc và tránh khói thuốc lá của người khác.

Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết
Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết

Một số bệnh ung thư phổi có thể sản xuất một hoóc môn hoặc chất nhất định như calci với nồng độ trong máu cao bất thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây