1

Tầm soát Ung thư phổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

  • Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động (người tiếp xúc khói thuốc lá mà không hút thuốc).
  • Hít khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi (tia X).
  • Gia đình có người bị ung thư phổi.
  • Những người có bệnh phổi mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn, lao phổi.
  • Trong các yếu tố nguy cơ trên, hút thuốc và hút thuốc thụ động là quan trọng nhất.

Những người nào có nguy cơ bị ung thư phổi? Theo các khuyến cáo của các hiệp hội ung thư tại các nước tiên tiến [3,5,6]:

  • Nguy cơ trung bình: là người từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm.
  • Nguy cơ cao: là người từ 50 tuổi, hút thuốc PA: 30 gói-năm, một gói mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.

Những dấu hiệu phát hiện ung thư phổi

Khi có triệu chứng lâm sàng là bệnh thường đã tiến xa việc chẩn đoán bệnh để để xác định giai đoạn từ đó có hướng điều trị thích hợp.

  • Những dấu hiệu thường gặp: ho, đau ngực, ho máu, khó thở, suy nhược.
  • Ho có thể ho khan, dai dẳng, ho là triệu chứng thường gặp, hơn 70% trường hợp ung thư phổi có ho, một số có triệu chứng khác như: khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Đôi khi bệnh nhân bị khàn tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
  • Những bệnh nhân có bướu ở đỉnh phổi, xâm vào lấn thành ngực và đám rối thần kinh cánh tay, bệnh nhân có biểu hiện đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da, lâu ngày gây xệ vai (hội chứng Pancoast). 
  • Một số bệnh nhân có u đỉnh phổi xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, gây sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương. (hội chứng Horner)
  • Sụt cân là một dấu hiệu thường gặp và kết hợp với các triệu chứng khác khi bệnh tiến xa, đây không phải là triệu chứng đặc hiệu ung thư phổi.
  • Những dấu hiệu cận ung thư: gặp ở khoảng 10% bệnh nhân UTP, người bệnh có tổng trạng suy giảm do yếu tố hoại tử bướu. 
  • Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón tay nhìn nghiêng. 

Một số có các hội chứng khác gồm: rối loạn đông máu, các biểu hiện của bệnh về da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.

Các bệnh nhân UTP tiến xa thường có những biểu hiện nặng hơn:

  • Khó thở: do bướu lớn gây chèn ép hay có biểu hiện tràn dịch, tràn khí màng phổi do ung thư xâm lấn màng phổi.
  • Khàn tiếng.
  • Hạch cổ.

Ung thư phổi có thể phát hiện sớm được không?

Các bệnh nhân UTP ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Để phát hiện sớm cần phải tầm soát những người có nguy cơ UTP chưa có triệu chứng gì. Các nhóm có nguy cơ bị UTP đã được xác định, các phương tiện tầm soát UTP cũng đã có sẵn, do vậy việc phát hiện sớm là khả thi.

Làm gì để tầm soát ung thư phổi

Hiện nay, tầm soát UTP đã được thực hiện ở các nước tiên tiến. Đã có nhiều khuyến cáo tầm soát ở người có nguy cơ đồng thời cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành xác định những lợi ích và những bất lợi của việc tầm soát. Trong đó, ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất cho việc tầm soát là:

  • Chụp X-quang phổi.
  • Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm.
  • Chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan).

Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ, theo hướng dẫn của Hiệp Hội ung thư Hoa kỳ và hiệp hội UTP Châu Âu, khuyến cáo nên chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan) hàng năm cho các đối tượng như: tuổi từ 55 – 74 tuổi, hút thuốc trên 30gói-năm, hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.

Bên cạnh những lợi ích có được từ việc tầm soát để phát hiện sớm UTP như tăng khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong… ; cũng có những bất lợi như:

Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo như: soi phế quản, FNA dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu, hay đôi khi phải phẫu thuật để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu đó lại là lành tính.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa" Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa" 10:51
Hành trình đánh bại ung thư phổi - ""Đến Thu Cúc tôi cảm thấy mình được cứu chữa"
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu được...
 3 năm trước
 867 Lượt xem
Tin liên quan
Lý giải vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, khi bạn nghe ai đó bị ung thư phổi, bạn có thể cho rằng anh ta hút thuốc lá. Nhưng thực tế nhiều hơn thế.

Radon có làm tăng nguy cơ ung thư phổi không?
Radon có làm tăng nguy cơ ung thư phổi không?

Yêu cầu bất cứ ai nêu ra nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi, và họ có thể biết câu trả lời: hút thuốc lá. Nhưng bạn có nhiều khả năng bị “chưng hửng” nếu bạn hỏi họ về nguyên nhân phổ biến thứ hai.

Ung thư phổi có thể ngăn ngừa được không?

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Điều thứ nhất cần làm là không hút thuốc và tránh khói thuốc lá của người khác.

Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết
Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết

Một số bệnh ung thư phổi có thể sản xuất một hoóc môn hoặc chất nhất định như calci với nồng độ trong máu cao bất thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây