1

Bệnh Tay Chân Miệng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh tay chân miệng

  • Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.
  • Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.
  • Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.
  • Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Biểu hiện

  • Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Tiếp đến là giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày biểu hiện điển hình của bệnh như loét miệng vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Trẻ cũng nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, nôn...
  • Đặc biệt với những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Điều trị

  • Chủ yếu điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có.
  • Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên các trẻ bị tay chân miệng chỉ điều trị hỗ trợ theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
  • Đồng thời phải bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đồ ăn loãng, uống thuốc hạ sốt, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kính thích.
  • Các phụ huynh cần lưu ý tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
  • Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu sốt cao ≥ 390C; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh; co giật, hôn mê.

Phòng bệnh

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây nhiễm vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

  • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
  • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
  • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em gần 4m mà tay với chân bị nổi mụn như này mấy hôm mà em bôi thuốc rồi nhưng không đỡ ạ. Đây là bệnh gì và em có cần cho bé đi khám không?

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4937 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2780 lượt xem

Trẻ 3 tháng tuổi chân kêu như kiểu thiếu canxi phải làm gì?

Bé nhà em được 3 tháng rồi. Em thấy chân bé cứ kêu kêu giống như thiếu canxi ấy ạ. Em cho bé uống bổ sung vitamin rồi, giờ em muốn cho bé uống zecal có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  479 lượt xem

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?

Em sinh bé thiếu tháng, lúc em mới 36 tuần, bé nặng 2,2kg. Giờ bé được 5 tháng rồi và nặng 6,5kg. Cân nặng của bé có chuẩn bình thường không ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng 3 tháng gần đây sữa mẹ ít đi nên em bổ sung thêm cho bé ăn sữa ngoài. Sau 2,5h em cho bé bú khoảng 120ml. Bé nhà em rất hay đổ mồ hôi, đặc biệt là sau gáy và tay chân. Bé bị như vậy có phải là do thiếu vitamin D không ạ? Em có cho bé uống vitamin D Pedia Kid mỗi sáng 1 giọt. Em có mua thêm well baby drops nhưng trong hướng dẫn là dành cho bé từ 6 tháng tuổi nên không dám cho uống. Cho em hỏi em bổ sung cho bé như vậy có ổn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  788 lượt xem

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?

Bé nhà em được 3 tháng rồi thì có uống được vacxin rota tiêu chảy nữa không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  618 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!!
Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên...
 2 năm trước
 572 Lượt xem
Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18
Tay chân miệng vào mùa
Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ...
 2 năm trước
 735 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 2 năm trước
 727 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12001 Lượt xem
Tin liên quan
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây