1

Bệnh GOUT và chế độ dinh dưỡng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Gout

  • Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp).
  • Bệnh gout nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ acid uric ở các khớp và xung quanh các mô. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra từ purine có trong một số loại thực phẩm như các loại thịt cá và rau nhất định.
  • Thông thường acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng khi cơ thể có quá nhiều acid uric hoặc do thận không làm tốt nhiệm vụ đào thải loại acid này, thì acid uric sẽ tích lũy trong máu và dần lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim và bao quanh các khớp gây triệu chứng sưng đau.

Đối tượng nào hay mắc bệnh?

  • Bệnh Gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40-50) chiếm 95%
  • Những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút,..ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
  • Gout trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất.
  • Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gout là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu.

Điều trị bệnh Gout 

Mặc dù hiện nay đã có nhiều thuốc dùng để điều trị  cho bệnh nhân gout nhưng việc ăn uống điều độ và đúng mực không chỉ rất quan trọng mà còn là cơ sở cho việc điều trị bệnh gout bởi vì chế độ ăn hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc giảm acid uric máu.

Chế độ ăn trong điều trị bệnh gout:

  • Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần
  • Hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật…
  • Sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như actiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột…. vì những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.
  • Hạn chế đồ uống gây tăng axit uric máu: rượu, bia, chè, cà phê.
  • Nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày khi đang uống thuốc trị bệnh.
  • Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước sô đa.. nhằm kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric.
  • Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì  làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây