1

Báo cáo lâm sàng một trường hợp hiếm gặp: Thoát Vị Bịt nghẹt ở bệnh nhân nam lớn tuổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ca lâm sàng

Bệnh nhân nam 91 tuổi, tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thể trang gầy yếu (cân nặng 26kg) nhập viện khoa cấp cứu bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng với các triệu chưng đau bụng quặn cơn vùng quanh rốn kèm nôn ói, bí trung đại tiện.

Thăm khám ghi nhận bụng mềm, chướng vừa, không sờ thấy u cục, không thấy khối bất thường vùng bẹn 2 bên, không có phản ứng thành bụng, âm ruột tăng, có dấu hiệu quai ruột nổi. Xét nghiệm máu có: BC 10.2 G/L, Neu: 69,7%, CRP: 8,3 mg/L, các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường. Chụp cắt lớp vi tính ghi nhận hình có quai ruột non chui qua và kẹt ở lỗ bịt bên phải, các quai ruột non giãn đường kính từ 27-30 mm, có mức hơi dịch.

Bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa Ngoại Tiêu hóa, được chẩn đoán xác định là thoát vị bịt bên phải nghẹt và được chỉ định mổ cấp cứu bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng. Quá trình phẫu thuật ghi nhận một quai ruột non dài khoảng 20cm, cách góc hồi manh tràng khoảng 80cm, chui qua và thắt nghẹt tại lỗ bịt bên phải.

Quai ruột non được giải phóng khỏi lỗ bịt, kiểm tra còn hồng nên chúng tôi quyết định bảo tồn quai ruột. Lỗ bịt được khâu lại bằng một mũi khâu vòng bằng chỉ prolene 2.0. Hậu phẫu bệnh nhân ổn định và được cho ra viện vào ngày thứ 6 sau phẫu thuật.

Bàn luận

Thoát vị bịt là một thoát vị vùng chậu rất hiếm gặp, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1724 bởi Arnaud de Ronsil và được phẫu thuật thành công lần đầu tiên bởi Henry Obre vào năm 1851. Thoát vị bịt xảy ra khi các tạng trong ổ bụng (thông thường là ruột non) chui qua kênh bịt (dài khoảng 2-3 cm và rộng 1 cm), theo đường đi của thần kinh bịt và mạch máu bịt.

Lỗ bịt được bao quanh phía trước và 2 bên là xương chậu và phía sau là màng bịt. Thoát vị bịt thường gặp ở nữ (với tỷ lệ nữ:nam là 9:1) do khung chậu của phụ nữ rộng hơn, lỗ bịt hình tam giác và đường kính ngang lớn hơn. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi (thường gặp từ trên 70 tuổi), thể trạng gầy. Do đó nó còn được gọi là “little old lady’s hernia”. Do bên trái có đại tràng sigma, nên thoát vị bịt thường gặp ở bên phải (60%). Các yếu tố nguy cơ khác là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, táo bón kéo dài, cổ trướng… 

Chẩn đoán thoát vị bịt thường khó khăn vì các triệu chứng không đặc hiệu. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là các triệu chứng của tắc ruột non cấp tính (đau bụng quặn cơn, bụng chướng dần, nôn ói, bí trung đại tiện,…), đau mặt giữa đùi (dấu hiệu Howship-Romberg) và mất phản xạ cơ khép (dấu hiệu Hannington-Kiff) do chèn ép dây thần kinh bịt.

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp X-quang bụng đứng,… góp phần trong việc chẩn đoán xác định, trong đó chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy và độ chính xác vượt trội.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho thoát bị bịt. Các đường mổ tiếp cận khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh lý này bao gồm đường bẹn, đường sau xương mu, đường bụng. Trong trường hợp mổ cấp cứu, đường mở bụng qua đường trắng giữa dưới rốn thường được ưa chuộng do nó dễ tiếp cận với lỗ bịt, thuận tiện cho viện giải phóng và xử trí quai ruột thoát vị.

Gần đây nhờ sự phát triển của y học hiện đại, phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị bịt đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi là ít đau sau mổ, thời gian hồi phục nhanh hơn, tỷ lệ biến chứng ít hơn. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật khó và đòi hỏi phẫu thuật viên có tay nghề cao.

Ở trong trường hợp này, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật nội soi và phẫu thuật thành công. Theo y văn phẫu thuật điều trị thoát vị bịt có thể thực hiện bằng đường xuyên phúc mạc (TAP) hoặc ngoài phúc mạc (TEP). Phẫu thuật bằng đường xuyên phúc mạc thường được thực hiện ở những bệnh nhân thoát vị bịt nghẹt vì nó cho phép thăm dò ổ phúc mạc, giải phóng và đánh giá tình trạng tạng thoát vị.

Các phương pháp xử trí lỗ thoát vị bao gồm: khâu kín lỗ bịt bằng mũi khâu đơn giản, đóng lỗ bịt bằng các mô lân cận, đặt tấm lưới nhân tạo. Trong trường hợp này, chúng tôi thực hiện khâu kín lỗ bịt bằng mũi vòng với chỉ prolene 2.0 và bước đầu thu được kết quả khả quan.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Kết quả NỘI SOI DẠ DÀY của CỤ BÀ 83 TUỔI bị RÁT NGỰC, Ợ HƠI Kết quả NỘI SOI DẠ DÀY của CỤ BÀ 83 TUỔI bị RÁT NGỰC, Ợ HƠI 01:50
Kết quả NỘI SOI DẠ DÀY của CỤ BÀ 83 TUỔI bị RÁT NGỰC, Ợ HƠI
 Ý thức tuổi tác đã cao, đặc biệt không sống cùng con cái nên ngay khi nhận thấy các triệu chứng rát ngực và ợ hơi, cụ Trần Thị Thùy đã chủ...
 3 năm trước
 431 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây