[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi, đã lập gia đình và muốn có con. Em đi khám tiền sản đươc cho làm các xét nghiệm tầm soát trước khi mang thai. Nhiều kết quả âm tính, chỉ dương tính với HPV và Rubella (IgG). Mong bác sĩ tư vấn cụ thể giúp em? Em xin cảm ơn ạ.
Trả lời:
Chào bạn.
Để hiểu rõ câu trả lời, bạn nên biết về cách mà kháng thể và vắc xin hoạt động trong cơ thể con người.
Khi cơ thể bị một vi sinh vật lạ, ký sinh trùng, vi khuẩn hay vi rút, xâm nhập vào, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện và phản ứng lại bằng cách sản sinh ra những kháng thể để chống lại. Vật lạ càng vào nhiều lần lượng kháng thể sản sinh càng lớn, khả năng chống cự càng cao. Kháng thể có tính “đặc hiệu” rất cao: kháng thể chống vi rút sởi không thể chống viruts cúm; kháng thể viêm gan B không chống được quai bị…
Tiêm chủng là cách chủ động tập cho cơ thể nhận biết mầm bệnh để chống lại thông qua việc sản xuất các kháng thể “đặc hiệu” tương ứng. Hiện nay, trong y khoa có nhiều loại vắc xin (thuốc chủng) cho các loại bệnh lây nhiếm như: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Sỏi, Viêm gan B, Rubella…
** Theo thư, có ba vấn đề cần phải làm rõ:
- Kết quả HPV dương tính, đồng nghĩa là em đã nhiễm một loại vi rút HPV nào đó. Khoa học đã phát hiện có hơn 100 dòng vi-rút HPV khác nhau và 30% số đó gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là HPV16 và HPV18. Vì xét nghiệm HPV cho kết quả chung cho cả nhóm vi-rút, không “đặc hiệu” cho dòng nào, nghĩa là dương tính với HPV chưa chắc là đã nhiễm chủng HPV16 hay HPV18. Do đó, em nên đi tiêm vắc xin ngừa HPV cho chắc chắn.
- Rubella IgG dương tính đồng nghĩa em đã có mắc bệnh hoặc đã được tiêm ngừa vắc xin Rubella rồi.
- Về các xét nghiệm âm tính khác, có nghĩa là cơ thể chưa tiếp xúc, chưa có kháng thể với các mầm bệnh cần phải đi tiêm ngừa ngay.
Nói chung, nếu được tiêm phòng vắc xin đầy đủ khoảng hơn một tháng trước khi có thai là rất an toàn.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Có được tiêm phòng khi đang mang thai không?
Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 497 lượt xem
Có nên tiêm nốt mũi vacxin phòng dại khi chuẩn bị mang thai?
Tháng tới, Bv Phụ sản hẹn chuyển phôi trữ đông vào cơ thể để chuẩn bị mang thai cho em. Đầu tháng này, em bị chó cắn nên phải đi tiêm vacxin phòng dại Verorab của Pháp. Em đã tiêm được 3 mũi. Nếu tiêm nốt 2 mũi cuối thì sẽ trùng với lịch hẹn dùng thuốc hỗ trợ nội mạc tử cung của Bv. Giờ, em biết tính sao đây?
- 1 trả lời
- 258 lượt xem
Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?
Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?
- 1 trả lời
- 324 lượt xem
Lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu thế nào?
Em mang thai được 12 tuần. Do nhà xa Bệnh viện tỉnh nên em muốn kết hợp mỗi lần đi khám thai sẽ chích ngừa luôn cho tiện. Vì thế, bs có thể cho em biết lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu như thế nào ?
- 1 trả lời
- 209 lượt xem
Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?
Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 239 lượt xem







Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.