1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Men gan cao có được uống thuốc giảm mỡ không? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 55 tuổi. Vì xét nghiệm hoá sinh mỡ máu cao nên tôi uống Atorvastatin theo toa của bác sĩ điều trị. Men gan tăng rất cao (AST: 20-27 và  ALT: 25-50). Tôi rất phân vân và lo lắng, không biết dùng thuốc gì để điều trị rối loạn mỡ máu mà không làm men gan tăng cao. Bác sĩ điều trị khuyên tôi nên chấp nhận ưu tiên điều trị rối loạn mỡ máu dù men gan có tăng cao. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn. 

Trả lời:

Các loại men gan chứa trong các tế bào gan. Khi tế bào gan bị tổn thương như do viêm gan, ung thư gan, nhiễm độc, nhiễm trùng, uống nhiều bia rượu …men gan sẽ được phóng thích ra khỏi tế bào và nồng độ trong máu tăng lên cao. Mức độ tổn thương gan tỷ lệ thuận với nồng độ men gan, tổn thương càng nhiều thì men gan càng cao. Do đó, trên lâm sàng, men gan là xét nghiệm “vàng” hay “chỉ điểm” của chức năng gan.  

Men ALT và AST liên hệ chặt với tổn thương gan do bệnh lý, còn men GGT thường liên hệ tổn thương gan do rượu, bia. Một số loại thuốc như chống lao, giảm mỡ, kháng sinh… có thể gây tổn hại tế bào gan, khi dùng cần thận trọng.  

Theo thư trình bày, chúng tôi thấy có 2 vấn đề: 

  • Bà bị Rối loạn lipid (mỡ) máu và cơ thể đáp ứng tốt với Atorvastatin, một loại thuốc giảm mỡ trong nhóm thuốc statin.  
  • Men gan của bà có “hơi cao” chứ không “quá cao” như bà mô tả. Trên lâm sàng có những trường hợp suy gan nặng men gan lên cả trăm đơn vị. 

Cũng như các bệnh nội tiết,  chuyển hóa khác, điều trị Rối loạn lipid (mỡ) máu cũng cần 3 chế độ như cái “kiềng 3 chân” là : Chế độ ăn uống, Chế độ vận động và Chế độ thuốc men theo thứ tự ưu tiên. 

Cần lưu ý là hầu như không có loại thuốc nào tốt “tuyệt đối”, không có tác dụng phụ cả. Quan trọng là chúng ta cân nhắc giữa lợi và hại để chọn quyết định sau cùng.  

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Xơ gan mất bù còn điều trị được không?
Xơ gan mất bù còn điều trị được không?

Xơ gan mất bù là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nguy cơ bị xơ gan mất bù ở nam giới thường cao hơn phụ nữ.

Gan nhiễm mỡ không do rượu: Biểu hiện và cách điều trị
Gan nhiễm mỡ không do rượu: Biểu hiện và cách điều trị

Thông thường một số thay đổi về thói quen sống đơn giản có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn bệnh trở nên trầm trọng hơn nhưng cũng có đôi khi, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu lại có thể gây nên các vấn đề đe dọa đến tính mạng.

Sau ghép gan sống thêm được bao lâu?
Sau ghép gan sống thêm được bao lâu?

Một lá gan khỏe mạnh là điều cần thiết để kéo dài sự sống cho người bị bệnh gan vì gan là cơ quan đảm nhận chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ghép gan là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp bị bệnh gan mạn tính và các bệnh gan cấp tính nghiêm trọng.

Gan to là gì? Có nguy hiểm không?
Gan to là gì? Có nguy hiểm không?

Không thể nào tự cảm nhận hay sờ thấy gan to nhưng vì tình trạng tổn thương gan có thể gây tích tụ dịch trong ổ bụng nên bụng sẽ phình to hơn bình thường.

Sinh thiết gan được thực hiện như thế nào?
Sinh thiết gan được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết gan thường được thực hiện nhằm kiểm tra sự hiện diện của các tế bào bất thường trong gan, ví dụ như tế bào ung thư hoặc để đánh giá sự tiến triển của các bệnh lý về gan như xơ gan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây