1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Hội chứng ống cổ tay - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chào Bác sĩ, dạo gần đây mỗi lần gõ máy tính, cổ bàn tay em cảm thấy tê đau; cảm giác bàn tay yếu hơn mỗi khi cầm nắm đồ vật gì, và có khi đánh rơi đồ khi đang cầm. Vậy em đang mắc bệnh gì vậy bác sĩ? Và tình trạng trên có tự hết không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, những triệu chứng bạn mô tả tương tự với các biểu hiện của bệnh lý Hội chứng ống cổ tay. Đây là bệnh lý rối loạn thần kinh ngoại biên thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ, người làm việc văn phòng, sử dụng máy vi tính...

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh, mạch máu, teo cơ gò cái và có thể gây tàn tật.

Dây thần kinh giữa, chạy dưới dây chằng ngang cổ tay, nhận cảm giác ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một vài cơ bàn tay. Khi thần kinh giữa bị dây chằng ngang chèn ép sẽ gây đau và yếu bàn tay. Những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay gồm:

  • Cảm giác tê đau rần rần hoặc như kiến bò ở ngón cái, trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn, không xuất hiện ở ngón út. Tê đau tăng lên khi lái xe, cầm điện thoại, đọc báo và khi mới ngủ dậy.
  • Cơ lực bàn tay bị yếu.
  • Thường xuyên đánh rơi đồ vật khi đang cầm...

Các phương pháp cần thực hiện để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Để chẩn đoán bệnh chính xác trường hợp của bạn, các Bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp cận lâm sàng như:

  • Chụp X quang cổ tay, giúp bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau như viêm khớp hoặc gãy xương cổ tay.
  • Điện cơ đồ (EMG), giúp ích nhiều trong xác định chẩn đoán chính xác hơn.

Có hai nhóm phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị nội khoa:

  • Đeo nẹp cổ tay để cố định cổ tay ngay cả trong lúc ngủ để giảm triệu chứng.
  • Dùng thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid (NSAIDs), có thể tiêm steroid vào ống cổ tay. 

Điều trị phẫu thuật: Thường được dùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh vẫn còn đau và sinh hoạt còn khó khăn. Mục đích phẫu thuật là để giải phóng thần kinh giữa.

Để phòng bệnh này, chúng ta nên chú ý hơn đến tư thế làm việc, giữ ấm bàn tay, giảm mang xách vật nặng nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1110 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây