1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Cách phòng ngừa thiếu ối khi mang thai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, cho em hỏi hiện tượng thiếu ối, khô ối thường xảy ra trong giai đoạn nào của thai kỳ? Em cám ơn.

Trả lời:

Trong bụng mẹ, thai nhi không tiếp xúc trực tiếp với tử cung mà “bơi” trong dung dịch nước ối. Nước ối do nhau thai, màng ối, tuần hoàn máu mẹ sản sinh ra khi thai được 10 - 12 tuần tuổi.

Lượng nước ối tăng dần từ 250 đến 800ml rồi giảm dần còn 500ml khi đến ngày sinh. Thành phần nước ối gồm nước (97%), muối khoáng, chất hữu cơ, chất điện giải, các hormone,…

Nước ối rất quan trọng vì đây là môi trường cho thai nhi phát triển và giúp hạn chế các chấn động từ bên ngoài.

Thiểu ối hay cạn ối, là tình trạng nước ối ít hơn mức bình thường. Thiếu ối có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của thai kì, nhưng thường vào quý thứ ba, từ tuần thai thứ 30 trở đi.

Ba nhóm nguyên nhân dẫn tới thiểu ối

Các bệnh lý của mẹ: Một số bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu khiến cơ thể thiếu ối như: Tăng huyết áp, Tiền sản giật, Bệnh lý gan, thận,…

Các bệnh lý của thai:

Vỡ ối sớm

Bất thường bẩm sinh trong thai kì:

  • Hệ thần kinh: Thai vô sọ, Não úng thuỷ, Thoát vị não màng não.
  • Hệ tiêu hoá: Tắc nghẽn đường tiêu hoá do Thoát vị rốn, Dò thực quản - khí quản, Teo hành tá tràng.
  • Hệ hô hấp như Giảm sản phổi.
  • Hệ tiết niệu: Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc không có thận. Bất sản thận, Nghịch sản thận, Thận đa nang, Thiểu ối do thai chậm phát triển sau tình trạng thiếu oxy, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch, Nhiễm trùng thai, Thuốc kháng Prostaglandin, Hoá trị ung thư.

Không xác định rõ nguyên nhân, chiếm khoảng 30% trường hợp thiểu ối.

Phòng ngừa thiếu ối bằng cách nào?

Để dự phòng thiếu ối, mẹ bầu nên đi khám thai định kì nhằm phát hiện những bệnh lý có liên quan thiểu ối, để có những điều trị kịp thời, theo đúng nguyên nhân gây bệnh.

Cần đi khám ngay nếu có dấu hiệu ra dịch nước, máu âm đạo bất thường, quá ngày dự sinh hoặc cử động thai có bất thường: máy ít hoặc không máy...

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có được tiêm phòng khi đang mang thai không?

Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  870 lượt xem

Chích ngừa lần 1 khi mang thai được 6 tháng

Khi thai nhi được 6 tháng, lên tỉnh khám, em được chích ngừa lần 1 ở bệnh viện. Nhưng do điều kiện bận rộn quá, em không lên tỉnh tái khám được. Vậy, mong bs cho biết: em có thể chích ngừa lần 2 ở Trung tâm Y tế huyện gần nhà, được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  404 lượt xem

Có nên tiêm nốt mũi vacxin phòng dại khi chuẩn bị mang thai?

Tháng tới, Bv Phụ sản hẹn chuyển phôi trữ đông vào cơ thể để chuẩn bị mang thai cho em. Đầu tháng này, em bị chó cắn nên phải đi tiêm vacxin phòng dại Verorab của Pháp. Em đã tiêm được 3 mũi. Nếu tiêm nốt 2 mũi cuối thì sẽ trùng với lịch hẹn dùng thuốc hỗ trợ nội mạc tử cung của Bv. Giờ, em biết tính sao đây?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  442 lượt xem

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  527 lượt xem

Lỡ mang thai ngay khi vừa tiêm ngừa, có sao không?

Dịp cuối tháng 2/2021, em có tiêm ngừa Rubella. Đến ngày 2-4 em lại tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B mũi thứ 2. Hiện tại, em đang mang bầu được 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi việc lỡ chích ngừa sát ngày "dính bầu" như thế, em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1519 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai 09:01
Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai
 Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị thiếu máu?
 3 năm trước
 433 Lượt xem
Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại? Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại? 08:02
Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại?
 Tiền sử sản khoa là lịch sử mang thai, sinh nở, được thể hiện qua chỉ số PARA.
 3 năm trước
 1103 Lượt xem
ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ? ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ? 07:13
ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ?
 Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ...
 3 năm trước
 2403 Lượt xem
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI 13:04
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI
Thiếu máu nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
 3 năm trước
 451 Lượt xem
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ? Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ? 08:29
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ?
Protein niệu trong quá trình mang thai được các mẹ bầu rất quan tâm, vì nó có thể liên quan tới các vấn đề bệnh lý trong thai kỳVậy để phòng...
 2 năm trước
 694 Lượt xem
Cảm ơn mẹ vì 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả, Cảm ơn mẹ vì 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả, 01:48
Cảm ơn mẹ vì 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả,
Cảm ơn mẹ vì những vết rạn da trên bụng không thể nào xóa hết,Cảm ơn mẹ vì đã chịu đựng cơn chuột rút lúc nửa đêm, trằn trọc không ngủ được...
 3 năm trước
 1292 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Tiêm phòng cúm khi mang thai
Tiêm phòng cúm khi mang thai

Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây