1

6 nguy cơ bệnh tật có liên quan đến mất ngủ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới có nhiều nghiên cứu về mất ngủ. Tạp chí sức khỏe Prevention tổng hợp 6 nguy cơ bệnh tật có liên quan đến mất ngủ.

1. Bệnh tim: 

  • Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sleep năm 2010, các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược West Virginia (Mỹ) phân tích bệnh án của 30.397 bệnh nhân bị mất ngủ ở Mỹ.
  • Họ phát hiện người ngủ ít hơn 7 giờ một đêm lâu ngày có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao. Cụ thể, phụ nữ dưới 60 tuổi ngủ 5 giờ hoặc ít hơn một đêm sẽ tăng nguy cơ bệnh tim gấp đôi so với người ngủ đủ giấc.

2. Tiểu đường: 

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes năm 2011, các nhà khoa học thuộc Đại học Chicago và Northwestern (Mỹ) phát hiện người bị tiểu đường type 2 thường xuyên bị mất ngủ, có lượng glucose và insulin trong máu tăng cao sau những đêm mất ngủ.

3. Chứng tiểu đêm:

 Theo một nghiên cứu trình bày tại hội thảo do Hiệp hội Niệu đạo Mỹ tổ chức năm 2011, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện nghiên cứu New England (Mỹ) nghiên cứu số liệu của 4.145 phụ nữ và nam giới ở tuổi trung niên, phát hiện: 5 năm mất ngủ hoặc ngủ ít hơn 5 giờ một đêm tăng 80-90% nguy cơ bị mắc chứng tiểu đêm ở phụ nữ, nặng hơn là không thể kiểm soát việc đi tiểu về đêm.

4. Ung thư vú: 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y dược Sendai (Nhật Bản) năm 2008 công bố nghiên cứu dựa trên số liệu của 24.000 phụ nữ ở độ tuổi 40-79. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ một đêm, lâu ngày có 62% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, trong khi phụ nữ ngủ nhiều hơn 9 giờ chỉ có 28% nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vú.

5. Ung thư đại trực tràng: 

Trong một nghiên cứu trên 1.240 người được công bố năm 2011, các nhà khoa học thuộc Đại học Case Western phát hiện người ngủ ít hơn 6 giờ một đêm, lâu ngày có  nguy cơ phát triển khối u ở đại trực tràng, dẫn đến ung thư trực tràng, cao hơn 47% so với người ngủ ít nhất 7 giờ một đêm.

6. Nguy cơ tử vong: 

Nghiên cứu suốt 10 năm trên 16.000 người mới được công bố cuối năm 2011, các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phát hiện mất ngủ cũng có nguy cơ tử vong. Kết quả sau 10 năm nghiên cứu cho thấy, nam giới dưới 45 tuổi, thường xuyên mất ngủ có nguy cơ tử vong cao gấp đối nam giới ngủ đủ giấc.

Bên cạnh đó, nam giới bị thức giấc ba hay nhiều lần trong khi ngủ có nguy cơ tự sát cao gấp năm lần so với nam giới ngủ đủ giấc. Mặc dù nghiên cứu này không phát hiện nguy cơ tử vong ở phụ nữ do mất ngủ, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện cả phụ nữ và nam giới bị mất ngủ có nguy cơ bị cao huyết áp và bệnh tiểu đường.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây