1

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.
  • Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.

2. CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP

  •  Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.
  •  Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile...

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng: biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.

  •  Nôn và buồn nôn.
  •  Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:
  •  Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
  •  Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
  •  Biểu hiện toàn thân:
  •  Có thể sốt hoặc không sốt.
  •  Tình trạng nhiễm độc: mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.
  •  Tình trạng mất nước.

- Các mức độ mất nước:

Các dấu hiệu Mất nước độ 1 Mất nước độ 2 Mất nước độ 3
Khát nước Ít Vừa Nhiều
Tình trạng da Bìh thường Khô Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng
Mạch < 100 lần/phút Nhanh nhỏ (100-120 lần/phút) Rất nhanh, khó bắt (> 120 lần/phút)
Huyết áp Bình thường  < 90 mmHg Rất thấp, có khi không đo được
Nước tiểu  Ít Thiểu niệu Vô niệu
Tay chân lạnh Bình thường Tay chân lạnh Lạnh toàn thân
Lượng nước mất  5-6% trọng lượng cơ thể 7-9% trọng lượng cơ thể Từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên

 

3.2. Lâm sàng một số tiêu chảy thường gặp

- Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn: hội chứng lỵ: sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhày máu.

- Tiêu chảy do tả: khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo. Không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.

- Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.

- Tiêu chảy do E.coli.

  •  Tiêu chảy do E.coli sinh đôc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhày máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi.
  •  Tiêu chảy do E.coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhày máu (giống hội chứng lỵ).

- Tiêu chảy do Salmonella: tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

3.3. Xét nghiệm

  •  Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy thuộc từng loại căn nguyên.
  •  Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể có rối loạn điện giải, suy thận kèm theo.
  •  Xét nghiệm phân:
  •  Soi phân: tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng...
  •  Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

3.4. Chẩn đoán xác định

  •  Dịch tễ: nguồn lây (thức ăn, nước uống).
  •  Lâm sàng: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt.
  •  Xét nghiệm: cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

3.5. Chẩn đoán phân biệt

  •  Ngộ độc hóa chất.
  •  Tiêu chảy do virus, do ký sinh trùng.
  •  Bệnh lý đại tràng khác: viêm đại tràng mạn, ung thư đại tràng..

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc

  •  Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải.
  •  Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân.
  •  Điều trị triệu chứng.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm: trong trường hợp chưa có kết quả vi sinh, cần cân nhắc dùng kháng sinh trong những trường hợp sau:

- Cơ địa: suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.

- Toàn trạng: người bệnh có sốt, tình trạng nhiễm trùng.

- Phân: nhày máu, mũi.

- Xét nghiệm:

  •  Công thức máu có bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính tăng.
  •  Soi phân trực tiếp có hồng cầu, bạch cầu hoặc nghi ngờ có phẩy khuẩn tả.

4.2.2. Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp

- Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập.

- Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.

- Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn. Đối với trẻ em, tham khảo thêm “ Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” . Bộ Y tế 2009.

a. Tiêu chảy do E.coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio sp.

- Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày

  •  Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
  •  Quinolon khác: Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày (lưu ý không lạm dụng).

- Thuốc thay thế:

  • ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
  • hoặc: azithromycin 0,5 g/ngày x5 ngày.
  • hoặc: doxycyclin 100 mg x2/ngày x 5 ngày.

b. Tiêu chảy do Clostridium difficile

  • Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6h x7-10 ngày. Hoặc:
  • Vancomycin 250mg (uống) mỗi 6h x 7-10 ngày.

c. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)

- Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày.

  •  Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
  •  Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày.

- Thuốc thay thế:

  • Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
  • Hoặc azithromycin 0,5 g/ngày x 3 ngày.

d. Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, S. paratyphi)

- Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày.

  •  Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

- Thuốc thay thế: ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 10-14 ngày.

e. Tiêu chảy do vi khuẩn tả (Vibrio cholera)

- Hiện nay, vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là:

+ Nhóm Quinolon (uống ) x 3 ngày.

  • Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
  • Norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

+ Azithromycin 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.

   (Dùng cho trẻ em < 12 tuổi và phụ nữ có thai).

- Thuốc thay thế:

  •  Erythromycin 1 g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày; hoặc
  •  Doxycyclin 200 mg/ngày x 3 ngày (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

4.2.3. Điều trị triệu chứng

a. Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước

Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.

  •  Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL.
  •  Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer lactat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.

b. Điều trị hỗ trợ

  • Giảm co thắt: spasmaverin.
  • Làm săn niêm mạc ruột: smecta.
  • Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Bệnh cải thiện nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không có thể gây các biến chứng sau:
  •  Sốc giảm thể tích.
  •  Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu.
  •  Suy thận cấp, hoại tử ống thận.
  •  Xuất huyết tiêu hóa.
  •  Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
  •  Nhiễm khuẩn huyết.

6. DỰ PHÒNG

- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Ăn chín - uống nước đã đun sôi.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.

- Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đặt Catheter mạch máu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiêu chảy cấp - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiêu chảy kéo dài - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015

Bệnh lỵ trực khuẩn - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?
Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?

Theo thời gian, lượng đường trong máu liên tục ở mức cao sẽ gây tổn hại các cơ quan khắp cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng. Ở một số người, các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Tại sao bệnh viêm khớp dạng thấp gây tiêu chảy?
Tại sao bệnh viêm khớp dạng thấp gây tiêu chảy?

Triệu chứng chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp nhưng bệnh lý này còn gây ra nhiều triệu chứng khác, bao gồm cả các triệu chứng về tiêu hóa.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2595 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  772 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

Mẹ bầu bị tiêu chảy, thiếu máu, không tăng cân?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  383 lượt xem

Đầu năm trước, vợ em đã bị sảy (lúc thai được 5 tuần). Khi có thai lại bé này, 2 tháng đầu, vợ em bị động thai, ra máu nhiều nên phải nằm ở Trung tâm y tế huyện cả tháng để theo dõi và chích thuốc. Đi siêu âm, bs nói vợ em bị thiếu máu, dặn nghỉ ngơi, không đi lại vì thai bám Mặt trước, nhóm II, trưởng thành độ I, chỉ số xét nghiệm máu HGB 10.7, HCT 32.6. Các chỉ số khác bình thường. Giờ, thai đã được 21 tuần, nhưng vợ em lại vừa bị tiêu chảy và thủy đậu, được bs kê cho thuốc bôi và uống. Nhưng em vẫn thấy lo vì vợ em rất gày và không biết có cách nào để vợ, con em khỏe mạnh, an lành không ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1446 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây