Thun kéo liên hàm
1841 Lượt xem - Danh mục: Niềng Răng
Để có 1 khớp cắn chuẩn thì phải làm cho răng nanh hàm trên khớp vào giữa răng nanh hàm dưới và răng tiền hàm thứ nhất (video). Đó là khớp cắn loại I. Nếu cung hàm trên nhô về phía trước so với cung hàm dưới thì gọi là khớp cắn loại II. Như vậy, mục đích của đeo thun kéo là để đưa hàm trên vào trong và đưa hàm dưới về phía trước sao cho cân đối như khớp cắn loại I.
Cách móc thun kéo như trong video.
Có 2 điều quan trọng nhất về việc đeo thun kéo.
Một là: Nhất định phải đeo.
Ngày đầu có thể sẽ hơi đau, nhưng nếu bạn tháo ra và một vài ngày sau mới đeo lại thì lúc đó sẽ tiếp tục lại đau. Việc đeo thun kéo liên hàm cũng giống như bạn đẩy 1 quả bóng lên dốc, nếu chỉ đẩy đến nửa đường rồi thả tay ra, bóng sẽ lăn xuống và bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Nếu đẩy bóng lên tận đỉnh đồi và để ở đó thì sẽ thành công.
Do đó bạn cần kiên trì đeo thun kéo cả ngày, trừ lúc ăn uống hay đánh răng.
Bạn có thể hỏi bác sĩ về dụng cụ đeo thun kéo liên hàm, họ sẽ cung cấp cho bạn để bạn dễ dàng đeo thun kéo.
Hai là, Phải đeo thun kéo liên hàm đúng cách
Nếu đeo thun kéo không chính xác thì kết quả sẽ còn gây hại thêm. Do đó, trước khi rời phòng khám, bạn nên hỏi bác sĩ về cách đeo và vị trí đeo thun kéo.
Khớp cắn loại II, loại III rất phổ biến và mỗi bác sĩ sẽ có cách đeo thun kéo liên hàm khác nhau, ví dụ hình tam giác hoặc hình vuông, nhưng đều có tác dụng nắn chỉnh khớp cắn như nhau nên bạn không phải ngạc nhiên nhé!