U hạt là gì, liệu nó có phải là biến chứng của tiêm filler?
U hạt là phản ứng của cơ thể với chất lạ từ bên ngoài. U hạt có thể hình thành khi có một chất ngoại lai ví dụ như chất làm đầy nhưng cũng có thể xảy ra khi có vết mổ hoặc vết thương hở trên da, được gọi là u hạt nhiễm khuẩn. Đôi khi, các bệnh về hệ miễn dịch như sarcoidosis cũng khiến cơ thể tạo ra u hạt ngay cả khi không có chất lạ.
Nói chung, vật liệu được đưa vào cơ thể càng "lạ" thì khả năng hình thành u hạt càng cao và ngược lại. Ví dụ, các chất làm đầy hyaluronic acid như Juvederm hay Restylane thường rất khó gây hình thành u hạt vì hyaluronic acid cũng là một chất tự nhiên có trong da và mô mềm của cơ thể. Mặt khác, nếu như tiêm silicone thì sẽ rất dễ hình thành u hạt.
Một số phương pháp xử lý khi có u hạt gồm có xoa bóp, tiêm steroid, dùng steroid dạng bôi hay cắt bỏ trực tiếp. Nếu nguyên nhân là do phản ứng tự miễn thì sẽ cần phải dùng các loại thuốc miễn dịch. Đối với các trường hợp bị u hạt sau khi tiêm chất làm đầy thì mát-xa tích cực sẽ giúp khắc phục nhưng cần thực hiện ngay trong thời gian đầu. Đôi khi sẽ cần tiêm Steroid để làm tan và thậm chí có trường hợp cần làm tiểu phẫu để loại bỏ u hạt.
U hạt hình thành do phản ứng viêm trong mô, xảy ra khi mô bị tổn thương và có thể là do nhiễm trùng. U hạt là vấn đề hiếm khi xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy. Hầu hết các loại chất làm đầy hiện nay (đặc biệt là chất làm đầy hyaluronic acid) thường không gây hình thành u hạt vì chúng hầu như không gây kích thích hệ miễn dịch cơ thể. Hiện tượng có nốt sần cứng sau khi tiêm có thể là do đã tiêm quá nhiều chất làm đầy và bị vón cục.
Sau khi tiêm, nếu phát hiện có nốt sần thì cần mát-xa nhẹ nhàng để mềm ra nhưng nếu là do tiêm quá nhiều chất làm đầy thì sẽ cần phải loại bỏ bớt. Nếu sau khi mát-xa một ngày mà nốt sần vẫn không đỡ thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý.
U hạt là những khối cứng hay nốt sần hình thành do phản ứng của cơ thể với vật thể lạ xâm nhập vào từ bên ngoài ví dụ như khi bị nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc nấm) gây viêm hoặc khi tiêm chất làm đầy thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện tượng nổi cục sau khi tiêm filler cũng chưa chắc là u hạt mà có thể là do filler bị dồn lại một chỗ, tụ máu hay sưng.
Nếu là 3 nguyên nhân này thì hiện tượng nổi cục thường xảy ra sớm vì do chính filler hoặc kỹ thuật tiêm trực tiếp gây nên. U hạt xảy đến muộn hơn, thường là vài ngày đến vài tuần sau tiêm do phản ứng viêm của cơ thể xung quanh vật liệu tiêm hoặc do nhiễm trùng.
U hạt rất hiếm khi xảy ra sau khi tiêm filler. Đa phần thì hiện tượng có nốt sần có thể sờ thấy sau tiêm là do filler bị vón cục. Đây là điều khá phổ biến và có thể cải thiện được bằng cách mát-xa nhẹ nhưng đôi khi sẽ cần chích lượng filler thừa ra hoặc tiêm tan filler bằng hyaluronidase (chỉ áp dụng với các filler hyaluronic acid như Restylane và Juvederm).
Liệu tiêm tan filler có ảnh hưởng đến môi tự nhiên không?
Tôi mới tiêm filler môi 2.5 tuần trước, giờ đã hết hẳn sưng và bầm nhưng tôi thấy có vẻ môi bị dày quá nên định sẽ tiêm tan bớt. Nếu tiêm thì môi tự nhiên của tôi có bị mỏng đi hoặc thay đổi hình dạng không?
- 4 trả lời
- 5140 lượt xem