Tuổi thọ trung bình của túi độn ngực được bao nhiêu năm?
Mặc dù túi độn có độ bền trung bình là 10 - 15 năm nhưng thông thường, tôi khuyên khách hàng không nên thay túi độn nếu không có sự thay đổi về thể tích và các vấn đề khác.
Hiện tượng gợn sóng thường rõ rệt hơn ở các túi độn vỏ nhám do có lớp vỏ dày hơn và vì thế, các đường gợn sóng sẽ dễ nhìn và sờ thấy hơn.
Bạn có thể thay túi độn hiện tại bằng túi nước muối hoặc túi gel silicone nhưng nên chọn loại vỏ nhẵn để hạn chế hiện tượng gợn sóng.
Lần phẫu thuật thay túi độn này sẽ dễ dàng hơn so với lần phẫu thuật đặt túi độn trước đây cả về thời gian phẫu thuật và phục hồi, nhưng còn tùy thuộc vào mức độ điều chỉnh cần thực hiện trong khoang chứa túi độn.
Túi độn ngực thường có tuổi thọ khoảng 10 – 15 năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố lớn nhất là bạn có bị co thắt bao xơ hay không. Nếu không bị co thắt bao xơ thì túi độn sẽ có độ bền cao hơn nhiều bởi bao xơ co thắt ép vào túi độn sẽ làm cho túi độn gập lại và bị vỡ.
Tôi đã từng gặp nhiều bệnh nhân nâng ngực bằng túi nước muối và túi độn bền suốt hơn 30 năm mà không bị vỡ. Và tôi luôn khuyên bệnh nhân của mình cần thường xuyên thực hiện các bài tập xoa bóp ngực để giữ cho túi độn mềm và không có nếp gấp. Tất nhiên, với túi nước muối thì bạn sẽ biết khi nào thì túi vỡ bởi ngực sẽ xẹp đi khi vỡ.
Với túi gel silicone, bạn có thể phát hiện túi độn vỡ bằng cách chụp MRI thường xuyên. Dù hiện tại bạn cảm thấy túi độn chưa bị vỡ nhưng nếu đã được 15 năm thì đã đến lúc bạn cần thay túi mới, vì các biến chứng do túi độn bị vỡ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được thay mới.
Hiện tượng gợn sóng thường xảy ra phổ biến hơn với túi độn vỏ nhám và túi nước muối. Nếu chuyển sang túi gel silicone, bạn sẽ không còn gặp phải hiện tượng này nữa.
Mức độ đau trong quá trình thay túi độn sẽ chỉ bằng 1/4 so với lần phẫu thuật ban đầu, nếu túi độn của bạn vẫn mềm. Bác sĩ sẽ mở lại đường mổ ban đầu và đưa túi độn mới vào mà không cần tạo đường mổ mới.
Bạn có thể sẽ cần phải chọn túi gel silicone size lớn hơn một chút, vì túi nước muối nặng hơn túi gel silicone có cùng kích cỡ vì vỏ túi nước muối thường không được tính vào tổng trọng lượng của túi trong khi túi gel silicone thì có (thường là nặng hơn 30g).
Đọc thêm: Tháo bỏ, thay thế túi độn ngực
Quy trình thay thế túi độn gồm các bước: tháo bỏ túi độn, loại bỏ vật liệu bên trong túi độn (túi gel silicone), cắt bỏ các mô sẹo tự nhiên hình thành xung quanh túi độn (được gọi là bao xơ) và thay thế túi độn mới vào trong ngực. Đôi khi, bệnh nhân sẽ cần thực hiện thêm phương pháp nâng ngực chảy xệ.
Sự rò rỉ của túi nước muối thường dễ nhận thấy, vì thể tích dần dần giảm đi khiến vú bị xẹp. Ngược lại, sự rò rỉ của túi gel silicone thường rất khó phát hiện bằng mắt thường và cần phải chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.
Những lý do phổ biến mà hầu hết phụ nữ chọn tiến hành phẫu thuật lại là: để thay đổi kích cỡ, hình dạng hoặc loại túi độn (nước muối hoặc gel silicone); cắt bỏ bao xơ – nguyên nhân khiến vú bị cứng và biến dạng; túi độn bị xẹp. Hiện nay, một phương pháp mới trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh sửa ngực là phương pháp mô sinh học (acellular dermal matrix), vừa giúp hỗ trợ túi độn không bị trượt khỏi vị trí và đồng thời giảm bớt bao xơ xung quanh túi độn.
Túi độn ngực không phải là vật có thể để trong ngực cả đời. Các nghiên cứu cho thấy rằng sau một năm, nguy cơ túi độn bị xẹp là 1% và tăng lên 3% sau ba năm. Càng để lâu thì nguy cơ này sẽ càng tăng.
Túi độn có thể bị xẹp mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc có thể xẹp sau chấn thương. Trong những trường hợp này, bạn có thể thay túi độn mới.
Trên thực tế, chúng tôi đã tiến hành rất nhiều ca phẫu thuật thay thế túi độn vì những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến túi độn, chẳng hạn như co thắt bao xơ, nếu bệnh nhân đã đặt túi độn trên 10 năm. Nhưng nếu túi độn vẫn tốt và không có vấn đề gì thì bạn không nhất thiết phải thay túi độn chỉ vì đã đến thời hạn.
Nếu ngực bị cứng hoặc có quá nhiều gợn sóng hoặc bạn muốn thay đổi kích cỡ túi độn thì bạn có thể cân nhắc việc thay thế nhưng đừng thay túi độn mới chỉ vì đã được 15 năm. Mọi quy trình phẫu thuật đều ẩn chứa rủi ro. Nếu quyết định thay túi độn mới, bạn nên cân chắc túi gel silicone – loại túi độn này cho cảm giác tự nhiên hơn và giúp giảm hiện tượng gợn sóng.
Về hiện tượng ngực bị xẹp, có thể nguyên nhân không phải do túi độn mà là do ngực tự bị mất thể tích theo thời gian.
Việc tháo bỏ và thay thế túi độn thường ít đau đớn hơn nhiều so với lần phẫu thuật đầu tiên bởi cơ sẽ không bị kéo giãn và không cần tạo khoang chứa túi độn nữa.
Một số biến chứng thường xảy ra với túi độn ngực là xẹp, co thắt bao xơ, lồi đáy vú hoặc thay đổi về kích thước ngực. Nếu bạn vẫn hài lòng với kích thước ngực và túi độn không gây ra vấn đề nào lớn thì bạn không cần phải phẫu thuật thay túi độn.
Thay thế túi độn là một thủ tục phẫu thuật ngoại trú đơn giản, trong đó bác sĩ sẽ tháo bỏ túi độn cũ của bạn, loại bỏ bao xơ xung quanh túi độn (nếu bị co thắt) và thay túi độn khác vào. Quy trình phẫu thuật này gây đau ở mức độ rất nhẹ và có tỉ lệ biến chứng cũng ở mức tối thiểu.
Thông thường, việc thay thế túi độn đều rất đơn giản và hầu hết bệnh nhân đều nói rằng họ cảm thấy bớt đau hơn nhiều so với lần phẫu thuật đầu tiên.
Mặc dù các loại túi độn mới hiện nay có nhiều cải tiến hơn và độ bền cao hơn túi độn cũ nhưng chúng cũng có thể bị hỏng bất cứ lúc nào và độ bền trung bình rơi vào khoảng 15 - 17 năm.
Mặc dù vậy, túi độn vỏ nhám (loại được thiết kế để nằm cố định tại chỗ, không bị xoay) thường có độ bền ngắn hơn và nguy cơ rò rỉ cao hơn. Tương tự như vậy, túi nước muối thường có một van trên vỏ để bơm nước muối, khiến cho chúng dễ bị rò rì hơn túi gel silicone.
Bạn sẽ không thể biết trước được khi nào thì túi độn bị hỏng. Với túi nước muối, bạn sẽ thấy ngực xẹp đi nhanh chóng nếu túi bị rò rỉ nhưng với túi gel silicone thì sẽ rất khó để thấy được sự thay đổi và thường phải chụp MRI (cộng hưởng từ).
Dù đã được 15 năm nhưng bạn chưa cần thay túi độn mới nếu không bị rò rỉ. Nhưng nếu một túi độn bị rò rỉ, bạn nên thay mới cả hai túi.
Túi nước muối thường hay bị gợn sóng và hiện tượng này còn xảy ra phổ biến hơn với túi vỏ nhám. Cơ ngực sẽ giúp che đi những gợn sóng ở vùng giữa và bên trên nhưng những đường gợn sóng vẫn xuất hiện ở phía ngoài và vùng dưới vú do không có cơ che phủ.
Lần mổ lại để thay túi độn sẽ gây đau ít hơn nhiều so với lần phẫu thuật đầu tiên. Trong trường hợp của bạn, hiện tượng ngực bị xẹp có thể là do da bị kéo giãn hoặc cũng có thể là do nước muối trong túi độn thực sự bị rò rỉ ra ngoài.
Tuy nhiên, có vẻ như bạn không thích túi độn của mình nữa. Vì vậy, bạn có thể thay thế chúng vì lý do thẩm mỹ. Tôi khuyên bạn nên chọn túi gel silicon Mentor hình tròn, vỏ nhẵn, độ nhô trên trung bình để hạn chế hiện tượng gợn sóng. Quy trình thay thế túi độn sẽ dễ dàng hơn quy trình đặt túi độn rất nhiều.
Trong số các lí do liên quan đến sức khỏe cần thay thế túi độn, lí do silicone bị rò rỉ, gây đau và khó chịu là lí do phổ biến nhất. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung, ở đa số trường hợp, túi độn thường có độ bền từ 30 năm trở lên. Nếu không có vấn đề gì với túi độn thì không có lý do cần phải tháo bỏ cả.
Theo tôi thấy, túi nước muối tròn, vỏ trơn có tuổi thọ trung bình là 14 năm. Tất nhiên, một số sẽ bền lâu hơn trong khi cũng có trường hợp túi độn có vấn đề chỉ sau một vài ngày hoặc vài tuần, do lỗi sản xuất. Trong mọi trường hợp, nếu bạn hài lòng với túi độn và chúng không gây ra vấn đề gì thì bạn có thể cứ để nguyên như vậy, không cần thay túi mới thường xuyên.
Việc thay túi độn mới hoặc phẫu thuật chỉnh sửa thường ít đau hơn nhiều, và quá trình hồi phục cũng dễ dàng hơn so với lần phẫu thuật ban đầu. Hiện tượng gợn sóng mà bạn gặp phải có thể là do túi độn hoặc bao xơ, hoặc do cả hai. Nếu bao xơ có các dải mô sẹo, chúng có thể được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, và điều này có thể gây đau hơn một chút nhưng vẫn đỡ hơn nhiều so với việc tạo khoang chứa túi độn dưới cơ.
Túi độn vỏ nhám cho phép các mô bám vào và khi chúng thay đổi hình dạng hoặc vị trí do chuyển động của cơ thể, điều này có thể gây ra hiện tượng gợn sóng do lực kéo mà túi độn tác động lên bề mặt vú. Để giảm thiểu hiện tượng này, tôi khuyên bạn nên chọn túi gel silicone vỏ nhẵn, hình tròn và đặt dưới cơ ngực. Hiện tại, bao xơ có thể được kiểm tra bằng mắt và bằng cách sờ để đảm bảo rằng không có các dải mô sẹo gây gợn sóng.
Có thể sự mất thể tích mà bạn mô tả không phải do túi độn mà thực chất là bạn đang mất đi một phần thể tích vú do quy trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi bạn thay túi độn mới, bạn có thể chọn túi có thể tích lớn hơn để bù vào phần thể tích bị mất.
Với túi gel silicone, tôi khuyên bạn nên tháo bỏ trước khi có hiện tượng rò rỉ, có thể thay dựa trên thời gian hoặc dựa trên kết quả chụp MRI. FDA khuyên cáo nên chụp MRI thường xuyên để phát hiện sớm và thay túi gel silicone mới. Ở một số bệnh nhân, gel rò rỉ ra bên ngoài túi độn thường là do bao xơ bị cứng lại gây ra. Nếu cần cắt bỏ bao xơ, quá trình phẫu thuật thay túi độn sẽ phức tạp hơn lần phẫu thuật đặt túi độn ban đầu.
Việc thay túi độn sau 15 năm sẽ rất đơn giản, bác sĩ sẽ mở bao xơ, tách túi độn ra khỏi bao xơ và thay túi độn cũ bằng một túi độn mới. Hoặc, quá trình phẫu thuật có thể sẽ phức tạp hơn nếu túi độn nằm ở vị trí bất thường so với mô vú, kích thước túi độn có sự khác biệt đáng kể, mô vú và da bị chảy xệ,…
Trong 15 năm qua có một vài thay đổi về phương pháp nâng ngực bằng túi độn. Từ việc chỉ được đánh giá qua thể tích, túi độn hiện nay được đánh giá qua chỉ số khác nhau như đường kính đáy, độ nhô. Ngoài ra, túi độn có nhiều kiểu dáng và kích thước hơn để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng người. Tuy nhiên, các vấn đề về tác dụng phụ và rủi ro của túi nước muối vẫn chưa được cải thiện.
Quy trình phẫu thuật tháo bỏ và thay thế túi độ thường dễ dàng hơn, nhanh hơn và phần lớn ít gây đau hơn lần phẫu thuật đầu. Thời gian phục hồi là khoảng 3 - 4 tuần và không được vận động mạnh cũng như nâng đồ nặng.
- Túi nước muối có tuổi thọ trung bình là 12-15 năm. Tuy nhiên, chúng có thể được giữ bên trong ngực cho đến khi chúng bị xẹp hoặc vỡ.
- Túi gel silicone có tuổi thọ trung bình là 15 năm. Tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra sau 15 năm để phát hiện vấn đề của túi độn và tiến hành thay thế. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ túi độn bị vỡ và co thắt bao xơ, một khi vấn đề này xảy ra, việc khắc phục sẽ khó hơn rất nhiều.
- Túi độn có độ gắn kết cao (túi độn gummy bear hình giọt nước) thường có tuổi thọ trên 15 năm
Nói chung, túi gel silicone thường bền lâu hơn so với túi nước muối và các loại túi gel silicone thế hệ mới từ các thương hiệu lớn còn có độ bền cao hơn so với các loại túi gel silicone trước kia, đồng thời có tỉ lệ rủi ro như co thắt bao xơ và vỡ túi độn thấp hơn.
Nếu như bệnh nhân vẫn hài lòng với chức năng và tính thẩm mỹ của túi độn thì có thể chưa cần thay thế túi độn mới. Tuy nhiên, các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và sẽ cần tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa. Vì lý do đó, tôi luôn khuyên bệnh nhân của mình nên đi kiểm tra hàng năm đối với mọi loại túi độn và phần lớn những phụ nữ đã nâng ngực bằng túi độn đều phải tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa ít nhất một lần trong đời. 10 – 15 năm sau khi đặt túi độn là thời điểm thích hợp để thực hiện điều này.
Nếu bạn không còn hài lòng với kích thước, hình dạng, hoặc nếu túi độn gây gợn sóng thì lúc đó bạn có thể thay thế túi độn. Ngày nay, đã có nhiều công nghệ mới trong sản xuất túi độn ngực. Loại túi nước muối thế hệ cũ thường dễ xẹp và có thể đi kèm với các biến chứng khác. Túi độn có độ kết dính cao hay còn gọi là túi gummy bear thường không có các vấn đề giống như những loại túi độn khác và tuổi thọ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, có thể có vấn đề đang xảy ra. Cảm giác túi độn bị xẹp là không bình thường và cần phải được kiểm tra. Tôi khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để kiểm tra xem liệu túi độn có đang ở trong tình trạng tốt hay không và đã cần thay thế hay chưa. Túi độn, cho dù là túi nước muối hay gel silicone, đều cần phải được theo dõi hàng năm.
Thay thế túi độn ngực là một loại phẫu thuật được thực hiện rất phổ biến. Về cơ bản có 4 lý do chính để thay thế túi độn:
- Muốn có túi độn lớn hơn
- Muốn túi độn nhỏ hơn
- Thay đổi từ túi nước muối sang túi gel silicone và ngược lại
- Tháo bỏ túi độn bị vỡ hoặc cắt bỏ bao xơ
Thông thường phụ nữ sau khi nâng ngực bằng túi độn sẽ thường tiến hành phẫu thuật lại 10 -15 năm một lần, tuy nhiên, nếu bạn vẫn hài lòng với hình dạng, kích thước của bộ ngực thì không có lý do gì để phẫu thuật lại cả. Tuy nhiên, càng để lâu thì càng có nguy cơ bị co thắt bao xơ hoặc túi độn bị vỡ. Khi túi nước muối bị vỡ hay rò rỉ, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được vì thể tích ngực sẽ giảm gần như ngay lập tức. Với túi gel silicone, việc này sẽ khó khăn hơn và thường cần chụp nhũ ảnh để phát hiện.
Nếu bạn hiện đang có túi nước muối vỏ nhám và gặp hiện tượng gợn sóng thì bạn nên cân nhắc thay bằng túi gel silicone vỏ nhẵn. Công nghệ sản xuất túi độn đã có nhiều sự cải tiến trong 15 năm qua với sự ra đời của túi gel silicone độ gắn kết cao và cho cảm giác tự nhiên hơn.
Túi gel silicone cũng có lớp vỏ giống như túi nước muối, tuy nhiên bên trong là gel silicone có độ kết dính cao hơn. Túi gel silicone cũng có độ bền gần 15 năm nhưng tỉ lệ rò rỉ có thể đạt tới 90% tại thời điểm này. Sự rò rỉ của túi gel silicone rất khó phát hiện vì loại túi độn này không bị giảm thể tích như túi nước muối. Gel silicone sẽ chảy ra bên ngoài túi độn và gây cứng, vôi hóa các mô sẹo bao quanh túi độn. Khi nghi ngờ túi gel silicone bị rò rỉ, bệnh nhân cần chụp nhũ ảnh, nếu không túi độn sẽ bị cứng và gây co thắt bao xơ. Ngoài ra, vì hiện tượng rò rỉ của túi gel silicone rất khó phát hiện nên bệnh nhân được khuyến cáo nên đi chụp cộng hưởng từ đều đặn.
Theo kinh nghiệm của tôi, tốt nhất túi gel silicone nên được thay thế trước khi bị rò rỉ bởi một túi độn còn nguyên vẹn sẽ dễ dàng được tháo bỏ hơn. Sau khi bị rò rỉ, việc tháo bỏ sẽ rất khó khăn do gel bên trong chảy ra ngoài và bao xơ cũng cần được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Thay đổi túi độn độ nhô trung bình hay độ nhô cao để vẫn giữ được cỡ size áo ngực?
Tuần tới tôi sẽ thực hiện chỉnh sửa ngực do bị co thắt bao xơ từ quy trình nâng ngực 11 năm trước. Tôi đang đặt túi nước muối kích cỡ 430 cc, bây giờ muốn đổi sang túi gel silicone. Nhưng tôi không biết nên chọn túi 421 cc có độ nhô trung bình hay 425 cc độ nhô cao. Kích cỡ ngực hiện tại của tôi là 36 C và tôi cũng muốn giữ nguyên kích cỡ này, chỉ là muốn vú trông tự nhiên hơn.
- 20 trả lời
- 3683 lượt xem
Ngực trông có bình thường trở lại sau khi tháo bỏ túi độn không?
Tôi đã nâng ngực bằng túi nước muối cách đây 8 năm và tôi lo là ngực sẽ không còn được đẹp sau khi tháo túi độn. Tôi 29 tuổi, có mô vú mỏng và có vết rạn da vú vì đã sinh con. Tôi thường xuyên bị đau ở ngực trái. Tôi đã cân nhắc việc phẫu thuật chỉnh sửa ngực nhưng tôi vẫn muốn tháo bỏ túi độn hơn. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều và vẫn muốn xin ý kiến của các bác sĩ.
- 17 trả lời
- 14176 lượt xem
Khi nào thì có thể đặt lại túi độn sau khi nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn?
Năm ngoái tôi đã đặt túi độn và 5 tháng sau, túi độn ở bên ngực phải của tôi được tháo bỏ. Nguyên nhân là vì sau vài tháng, đường rạch mổ vẫn không lành lại, sau khi đi khám nhiều lần thì bác sĩ kết luận tôi bị nhiễm tụ cầu khuẩn. Tôi được kê thuốc kháng sinh và dùng trong 3 – 4 tháng. Sau đó (một năm kể từ ngày đặt túi độn), vết rạch đã lành lại và bác sĩ nói tôi nên đợi 6 tháng rồi đặt lại túi độn. Tôi rất vui nhưng vẫn lo về việc đặt lại túi độn. 6 tháng có phải quá sớm không? Tôi có thể chờ thêm nếu cần thiết. Liệu sau khi đặt lại túi độn, tôi có bị nhiễm trùng lại không? Có cách nào để ngăn ngừa không? Tôi rất cần lời khuyên của các bác sĩ.
- 12 trả lời
- 1292 lượt xem