Khi nào thì có thể đặt lại túi độn sau khi nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn?
Phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là loại phẫu thuật có tỉ lệ rủi ro rất thấp ở những người khỏe mạnh, nhưng đôi khi rủi ro, ví dụ như nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng 6 tháng sau khi tình trạng nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn là đủ để đặt lại túi độn và giảm thiểu tối đa các nguy cơ.
Bạn không cần chờ lâu hơn nữa bởi việc này cũng không đem lại thêm ích lợi nào cho bạn. Cơ thể bạn đã có đủ thời gian để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn (nếu còn vi khuẩn, đường mổ của bạn chắc chắn sẽ không thể lành lại). Tôi có thể hiểu là bạn muốn chờ lâu hơn để chắc chắn không có rủi ro nhưng việc này thực sự là không cần thiết
Nhiễm tụ cầu khuẩn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc phải tháo bỏ túi độn. Nguyên tắc là bệnh nhân cần phải chờ 6 tháng sau khi tháo túi độn mới được thay thế túi độn mới. Cũng như bất kỳ loại phẫu thuật nào, bệnh nhân sẽ luôn có nguy cơ nhiễm trùng khi đặt túi độn. Lời khuyên của tôi là bệnh nhân nên tiếp tục dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật nhưng cần điều chỉnh liều lượng.
Một rủi ro khác cần được lưu ý là nguy cơ co thắt bao xơ. Do trước đây bạn đã từng bị nhiễm trùng nên bạn sẽ có nguy cơ bị co thắt bao xơ cao hơn. Bạn cần tích cực mát-xa vùng ngực sau khi đặt lại túi độn để hạn chế nguy cơ này.
Cuối cùng, 6 tháng là một khoảng thời gian thích hợp để cho phép cơ thể có thể loại bỏ hết vi khuẩn và các phản viêm đã giảm đáng kể. Đa số những phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng đều không bị lại sau khi thay thế túi độn.
Bạn có thể tắm với dung dịch Hibiclens vào buổi tối trước ngày phẫu thuật, đây là một biện pháp bổ sung để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật của bạn để được tư vấn về việc này.
Khi vấn đề này xảy ra, việc thay thế túi độn sẽ được hoãn lại sau ít nhất 6 tháng kể từ khi điều trị khỏi tình trạng nhiễm trùng. Như vậy, cơ thể sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và chấm dứt tình trạng sưng viêm. Điều này giúp làm mềm mô vú và cuối cùng giúp nâng cao kết quả sau khi phẫu thuật đặt lại túi độn.
Sau khi bệnh nhân được đặt lại túi độn, điều quan trọng là phải sử dụng kháng sinh dự phòng. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần có sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình chăm sóc trước và sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng lại. Khi các bước này được thực hiện, nguy cơ nhiễm trùng lại sẽ được hạn chế xuống mức rất thấp.
Nếu đường mổ ban đầu được tạo ở nếp gấp dưới vú thì việc sử dụng lại đường mổ đó trong lần phẫu thuật tới có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình lành lại. Do đó, bác sĩ có thể sẽ tạo một đường rạch mới ở quanh quầng vú.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần đảm bảo là bác sĩ kê thuốc kháng sinh dự phòng để đặc trị loại vi khuẩn gây ra vấn đề của bạn.
Tôi đồng ý rằng 6 tháng là một khoảng thời gian hợp lý để đặt lại túi độn. Sau khi chờ một khoảng thời gian thích hợp, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong khi phẫu thuật nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Các bước này có thể bao gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh dự phòng trước khi mổ
- Vệ sinh túi độn trong dung dịch kháng sinh trước khi đặt vào cơ thể
- Hạn chế cầm túi độn bằng tay
- Đóng vết mổ theo từng lớp để tránh tiếp xúc với túi độn
- Cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh sau phẫu thuật
Mặc dù có thể bạn sẽ bị nhiễm tụ cầu khuẩn lại một lần nữa nhưng khả năng này là rất nhỏ. Một trong những cách bạn có thể thử để giúp ngăn ngừa điều này là tắm bằng dung dịch hibiclens trước ngày phẫu thuật. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ tụ cầu khuẩn xuất hiện ở vùng phẫu thuật và gây nhiễm trùng.
Sau khi phẫu thuật, bạn che phủ cẩn thận cho đường mổ và tránh xa các môi trường kém vệ sinh như sông, hồ hoặc bể bơi cho đến khi đường mổ lành hoàn toàn (sau khoảng vài tuần).