Trị mụn bằng kháng sinh có an toàn và hiệu quả không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Thuốc kháng sinh có cả dạng viên uống và dạng gel, lotion, kem và tinh chất serum để bôi trực tiếp lên da.
- Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng cách đây 10 năm có thể đã không còn tác dụng do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
- Kháng sinh trị mụn đôi khi còn làm da nhạy cảm với ánh nắng và để lại các đốm nâu ở những phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
Hiện nay, nhiều loại vi khuẩn đã có khả năng kháng lại kháng sinh khiến nhiều loại kháng sinh đã không còn tác dụng và kháng sinh còn đem lại nhiều tác hại cho người dùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thuốc kháng sinh vẫn đóng vai trò quan trọng đối với việc trị mụn nếu được dùng đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về một số loại thuốc kháng sinh thực sự có hiệu quả.
Xem thêm: cách trị mụn
Kháng sinh và Vi khuẩn gây mụn P.acnes
Vi khuẩn P,acnes là sinh vật thường có trên da khỏe mạnh. Khi tồn tại với số lượng nhỏ, những vi khuẩn này sẽ ngăn bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông vì chúng ăn những chất béo dạng chuỗi có trong dầu và tiết ra axit béo n-3 có lợi cho da. Axit béo n-3 có tác dụng giảm viêm trên da và tăng viêm ở vi khuẩn. Sau khi ăn dầu thừa, những chất có lợi mà vi khuẩn tiết ra khiến chúng rơi vào trạng thái ngủ đông. VÌ lý do, vi khuẩn với số lượng ít sẽ có lợi cho da.
Vấn đề thực sự xảy ra khi những vi khuẩn này mắc kẹt lại trong lỗ chân lông dưới lớp bã nhờn. Khi da mặt không được rửa đúng cách, hoặc khi hormone thay đổi làm lỗ chân lông hẹp lại, hoặc khi da tiết quá nhiều dầu thừa do căng thằng và viêm, vi khuẩn mụn sẽ bị mắc lại bên trong da.
Để thoát ra ngoài, những vi khuẩn này sẽ tiết ra các chất làm vùng da xung quanh trở nên nhạy cảm hơn với hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch mới là nguyên nhân gây đỏ, kích ứng, ngứa và viêm mụn chứ không phải vi khuẩn. Tuy nhiên, việc tiêu diệt vi khuẩn có thể loại bỏ được nguyên nhân khiến hệ miễn dịch tiến hành các phương pháp tự vệ.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chúng tạo ra protein. Một số loại kháng sinh trị mụn cũ như tetracycline có tác dụng diệt khuẩn, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Một số loại kháng sinh mới như azithromycin lại có khả năng kìm hãm, bắt vi khuẩn rơi vào trạng thái ngủ đông. Bất cứ loại kháng sinh nào cũng có nhược điểm là có thể khiến một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
Những vi khuẩn này sẽ truyền lại khả năng kháng thuốc cho đời sau, hoặc thậm chí còn có thể trao đổi khả năng này cho những vi khuẩn ở gần để giúp chúng cũng có khả năng kháng thuốc. Lúc này, những loại kháng sinh đã bị kháng lại sẽ không còn tác dụng lên vùng vi khuẩn này nữa.
Nếu loại mụn mà bạn gặp phải là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen, bạn sẽ không cần dùng đến kháng sinh và kháng sinh cũng không có tác dụng trong trường hợp này, thay vào đó hãy dùng kem bôi để làm sạch lỗ chân lông. Nếu bạn bị cả mụn đầu trắng, đầu đen và mụn mủ, sự kết hợp giữa kháng sinh và các loại kem bôi như benzoyl peroxide có thể sẽ là giải pháp cho bạn.
Giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc kháng sinh
Khi kê thuốc kháng sinh dạng uống, bác sĩ thường bắt đầu kê luôn kháng sinh liều cao và giảm dần về sau. Họ cũng giảm bớt liều lượng kháng sinh khi da bạn đã khá lên hoặc khi nhận thấy loại kháng sinh đó không có tác dụng. Điều này diễn ra vài tháng sau khi bắt đầu điều trị. Bằng việc không sử dụng lượng kháng sinh không cần thiết quá lâu, bạn sẽ giảm được nguy cơ kháng thuốc.
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn dùng thêm các loại sản phẩm dạng bôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng benzoyl peroxide cùng với kháng sinh sẽ giảm được khả năng kháng kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh hiệu quả và không hiệu quả
Thuốc kháng sinh thường có hai dạng: dạng viên và dạng lotion hoặc kem. Một số lựa chọn khi dùng kháng sinh để trị mụn bao gồm:
Các chất tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây viêm như benzoyl peroxide, tinh dầu đinh hương và chlorhexidine gluconate. Vi khuẩn mụn không có khả năng kháng lại những chất này, nhưng cũng không bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tetracycline và các kháng sinh liên quan, như Sumycin. Những loại thuốc này thường bị đào thải khỏi máu trong vòng 12 giờ. Nhiều loại vi khuẩn đã kháng lại Sumycin. Sumycin và các loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline có thể gây chuyển màu răng ở người dùng dưới 22 tuổi.
Minocycline, loại kháng sinh được bán dưới các tên thuốc như Minacin và Dyancin, có thể ở trong máu trong vòng 48 giờ. Minocyclien thường được dùng để trị các loại mụn không phản ứng với các loại thuốc khác, và rất hiệu quả trong điều trị mụn mủ. Loại kháng sinh này cũng gây chuyển màu răng ở người dùng dưới 22 tuổi.
Doxycycline, được bán dưới tên thuốc Vibramycin. Loại kháng sinh này được dùng phổ biến ở Canada và Úc vì không gây xỉn răng. Doxycyclien có thể diệt khuẩn mụn nhưng lại không có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn, hay vi sinh vật gây ra các loại mụn chứa mủ. Doxycyclien có hiệu quả nhất cho mụn viêm, tuy nhiên nó cũng khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, và để lại các đốm nâu trên da khi mụn đã khỏi, đặc biệt đối với da người Châu Á.
Trimethoprim hay sulfamethoxazole, được bán dưới tên Basctrim hay Saptre. Loại kháng sinh này không thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn đã kháng thuốc và có thểđể lại các đốm nâu trên da phụ nữ nếu được sử dụng song song với thuốc tránh thai.
Azithromycin (Zithromax) được dùng khi các loại thuốc khác đã trở nên vô hiệu. Các loại kháng sinh fluoroquinolone khác như ciprofloxacin (Cipro) hay levofloxacin (Levaquin) có thể được kê kèm Azithromycin khida bị cùng lúc nhiều hiện tượng nhiễm khuẩn. Lưu ý, không được ăn cam hay bưởi khi uống Cipro và Levaquin.
Erythromycin là loại kháng sinh đã được sử dụng nhiều năm nay để trị mụn, nhưng đây không phải loại kháng sinh hiệu quả nhất (do tính trạng kháng kháng sinh). Tuy nhiên, đây lại là loại kháng sinh được khuyên dùng cho phụ nữ có bầu hoặc cho con bú. Erythromycin cũng thuộc số ít các loại kháng sinh dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ do không gây xỉn răng.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề xỉn răng trước khi dùng Minocycline hay các loại kháng sinh thuốc nhóm tetracycline. Nếu bạn là người Châu Á hoặc có làn da nâu, đen hoặc bạn đang uống thuốc tránh thai, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF-15 để bảo vệ da không bị đốm nâu khi sử dụng bất kì loại kháng sinh nào.
Thuốc kháng sinh cũng có thể gây thiếu hụt axit folic. Những người hay bị dị ứng cũng có thể gặp phải hiện tượng phát bankhi dùng thuốc kháng sinh dạng uống. Erythromycin và tetracycline thường không gây dị ứng trong khi có 2% người dùng cotrimoxazole và trimethorprim gặp phải vấn đề dị ứng khi uống thuốc.
Bạn đừng nên kì vọng kháng sinh sẽ giúp bạn trị mụn chỉ trong vài ngày. Sẽ mất ít nhất 4 ngày để bạn có thể thấy được những biến chuyển đầu tiên, và phải mất đến 4 tháng để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất, vì thế đừng dừng thuốc chỉ vì da không có tiến triển sau một, hai tuần. Một trong những lý do khiến thuốc kháng sinh không trị đuợc mụn là do người không đủ kiên nhẫn, ngừng thuốc giữa chừng do nghĩ thuốc không hiệu quả.
Kháng sinh dạng bôi
Các loại kháng sinh dạng bôi phổ biến là clindamycin và erythromycin, những loại kháng sinh này thường được dùng kèm với benzoyl peroxide. Các loại kháng sinh dạng bôi thường không gây nhiều tác dụng phụ như kháng sinh dạng uống nhưng người dùng vẫn phải cẩn thận. Sau đây là một số cách dùng kháng sinh để trị mụn một cách hiệu quả:
Kháng sinh dạng kem và lotion thường ít gây kích ứng hơn dạng gel và serum.
Kháng sinh không gây mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Nếu bạn dùng kháng sinh dạng gel, kem hay lotion, bạn cần rửa mặt và tẩy da chết thường xuyên.
Vi khuẩn cũng có thể kháng lại kháng sinh dạng bôi. Kháng sinh dạng bôi này không thể diệt hết vi khuẩn và bỏ sót một vài cá thể vi khuẩn cứng đầu. Nếu không bị tiêu diệt, những vi khuẩn này sẽ không còn đối thủ cạnh tranh và có thể sinh sôi nhanh chóng,gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn khó chữa cho da. Sử dụng benzoyl peroxide, chlorhexidine gluconate và tinh dầu đinh hương có thể tiêu diệt được những cá thể vi khuẩn này và làm sạch da.
Trước khi dùng một loại sản phẩm nào lên da, bạn nên tiến hành thử trước bằng cách bôi một lượng kháng sinh nhỏ lên cánh tay và để nguyên trong 8 tiếng. Nếu cánh tay không bị kích ứng, bạn có thể dùng sản phẩm đó cho da mặt.
Các nhà nghiên cứu nói rằng bệnh nhân bị mụn trứng cá nên xem xét rủi ro so với lợi ích của điều trị bằng kháng sinh.
Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.
Zineryt là sự kết hợp của hai phương thuốc trị mụn quen thuộc và được tin cậy là kháng sinh erythromycin và kẽm. Zineryt thường được sản xuất dưới dạng lotion.
Tretinoin dạng kem bôi là phiên bản không kê đơn của loại thuốc trị mụn nổi tiếng Retin-A.
Nhiều năm trước đây, những người bị mụn thường truyền tai nhau rằng làm khô da dưới ánh nắng mặt trời có thể trị được mụn. Trên thực tế, quan niệm này không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai.
- 3 trả lời
- 2474 lượt xem
Các loại thuốc kháng sinh tetracycline (doxy, mino, solodyn) đã thất bại, và các kem trị mụn cũng vậy. Tôi bắt đầu uống Bactrim DS cách đây 3 tuần ( 2 lần/ngày), nhưng tôi vẫn đang mọc các mụn bọc mới ở trên lưng. Làm sao để ngăn chặn sớm các mụn này? Sao tôi vẫn bị các mụn bọc mới mặc dù đã 3 tuần rồi? Chúng làm xuất hiện các sẹo lớn trên ngực và lưng của tôi. Tôi được xác định là: mụn bọc mức độ vừa và bệnh trứng cá đỏ mức độ nhẹ.
- 15 trả lời
- 2723 lượt xem
Tôi ghét mụn ở lưng mà tôi đã bị quá lâu rồi. Cách trị mụn ở lưng nào thực sự hiệu quả để loại bỏ chúng? Trị mụn ở lưng có giống với trị mụn ở trên mặt không?
- 21 trả lời
- 1945 lượt xem
Tôi đang dùng bộ sản phẩm trị trứng cá của Proactiv của Mỹ nhưng nó không có hiệu quả mấy. Mụn trứng cá của tôi khá nặng và đau. Liệu có cách trị mụn hiệu quả nào giúp loại bỏ mụn không? Tôi nghe nói trị mụn bằng laze có thể mang đến hiệu quả tốt nhất?
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2035 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?