1

Trị mụn bằng kết hợp Erythromycin và kẽm có hiệu quả không?

Zineryt là sự kết hợp của hai phương thuốc trị mụn quen thuộc và được tin cậy là kháng sinh erythromycin và kẽm. Zineryt thường được sản xuất dưới dạng lotion.
Trị mụn bằng kết hợp Erythromycin và kẽm có hiệu quả không? Trị mụn bằng kết hợp Erythromycin và kẽm có hiệu quả không?

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Nội dung chính của bài viết

  • Zineryt là sự kết hợp của 2 chất trị mụn là kẽm và erythromycin.
  • Zineryt không có công hiệu nhanh như các phương pháp kết hợp khác nhưng lại có giá thành rẻ, ít tác dụng phụ và có thể trị được đến 2/3 số mụn trong 3 tháng.
  • Sau đó, bạn vẫn có thể chọn những cách vô cùng đơn giản để trị được nốt 1/3 số mụn còn lại.
  • Zineryt không thể trị được mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

Xem thêm: cách trị mụn

Công dụng kháng sinh của Zineryt

Một trong những công dụng trị mụn của Zineryt là nhờ kháng sinh erythromycin. Vào 1949, một nhà khoa học Phillipine là Abelardo Aguilar đã gửi những mẫu đất đến công ty dược Eli Lilly. Những mẫu đất này được phát hiện có một loại vi khuẩn là Saccharopolyspora erythraea.

Những vi khuẩn này tiết ra một loại chất để tự bảo vệ chúng khỏi những vi khuẩn khác , nhờ đó chúng có thể tự sinh sôi trong đất. những vi khuẩn này sau đó được đặt tên là erythromycin và được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Erythromycin hoạt động bằng cách tương tác với RNA trong quá trình tạo thành protein ở vi khuẩn. Điều này làm cho vi khuẩn mụn (và một số loại sinh vật khác) rơi vào trạng thái dừng hoạt động do không thể sản sinh protein mới.

Nếu erythromycin được dùng dưới dạng thuốc uống, nó sẽ làm tăng cường hoạt động của hormone motilin, loại hormone đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, gây nôn mửa và tiêu chảy. Còn nếu uống erythromycin trong nhiều năm thì sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ khác mà sẽ không xảy ra nếu dùng dạng bôi ngoài da.

Erythromycin được coi là loại kháng sinh đầu tiêntrong điều trị mụn. Vì erythromycin đã được dùng từ những năm 60 nên nhiều loại vi khuẩn mụn đã có khả năng kháng lại. Tuy nhiên, vì có giá thành rẻ và vẫn có hiệu quả nên erythromycin vẫn được dùng trong nhiều trường hợp trị mụn. Erythromycin chưa đủ để trị mụn vì thế Zineryt đã được điều chế bằng cách kết hợp erythromycin với kẽm.

Tác dụng của kẽm với hệ miễn dịch

Kẽm là một chất quan trọng cho da nhưng lại hoạt động bằng cách điều chỉnh mà chứ không phải kích thích hệ miễn dịch.

Vi khuẩn mụn không gây viêm cho da. Hiện tượng da bị đỏ, sưng, ngứa hay bong tróc là do các dây thần kinh dưới da và do hệ miễn dịch của cơ thể. Khi nhận thấy có tác nhân gây hại, các dây thần kinh da sẽ gửi đi một loại hormone làm sản sinh histamine từ một loại dưỡng bào đặc biệt trong da. Histamin sau đó sẽ tiêu diệt những tác nhân chứa độc tố và gây nhiễm khuẩn.

Hệ miễn dịch sản sinh ra các chất khác cũng làm phá hủy tế bào da trên thành lỗ chân lông. Mục tiêu của hệ miễn dịch là tiêu diệt vi khuẩn mụn tuy nhiên vi khuẩn lại sản sinh các chất hóa ứng động khiến các chất gây viêm mà hệ miễn dịch tiết ra tác động ngược trở lại lên chính làn da. Điều này không chỉ bảo vệ vi khuẩn mà còn giúp chúng thoát khỏi bề mặt da khi mụn vỡ.

Việc kích thích hệ miễn dịch sẽ không trị được mụn. Tuy nhiên, điều chỉnh lại hệ miễn dịch sẽ có thể làm chậm các phản ứng viêm, giúp da có thêm thời gian để đẩy vi khuẩn mụn ra ngoài, giúp các loại kháng sinh có cơ hội tiêu diệt vi khuẩn trước khi phản ứng viêm xảy ra. Cách chắc chắn nhất để điều chỉnh hệ miễn dịch là bổ sung thêm kẽm glucanate, nhưng các loại lotion chứa kẽm như Zineryt lại có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiệm vụ điều chỉnh hệ miễn dịch và cả tác dụng chống nắng.

Đâu là điểm đặc biệt của sự kết hợp giữa kẽm và erythromycin? Erythromycin đôi khi có thể gây đỏ, kích ứng và khô da, trong khi kẽm có tác dụng giảm thiểu những vấn đề này. Erythromycin vẫn có thể tiêu diệt vi khuẩn mụn mà không cần kẽm, và kẽm cũng vẫn có thể trị viêm mụn mà không cần erythromycin nhưng sự kết hợp của hai sẽ cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

Cách tốt nhất để dùng Zineryt

Nếu bạn sống ở Mỹ, Canada, hay các nước Châu Âu, bạn sẽ phải có đơn của bác sỹ để mua Zineryt và giá một lọ Zineryt ở Mỹ chỉ rơi vào khoảng $4. Đây là một loại thuốc trị mụn giá rẻ nhưng bạn không nên dùng Zineryt quá 90 ngày trước khi chuyển sang loại thuốc mới.

Tại sao lại không được dùng Zineryt quá 90 ngày? Đó là vì cho đến nay, erythromycin trong Zineryt đã được dùng hơn 50 năm và một số loại vi khuẩn mụn đã có thể kháng lại erythromycin. Nếu bạn dùng Zineryt quá lâu, bạn có thể sẽ giết chết hết những vi khuẩn có khả năng chống lại vi khuẩn kháng thuốc và làm tình trạng nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng hơn. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn dừng Zineryt đột ngột và sau đó không dùng thêm benzoyl peroxide.

Hãy dùng Zineryt ở mức vừa phải và luôn phải dùng thêm các sản phẩm kháng khuẩn sau khi kết thúc liệu trình, hoặc bạn có thể chỉ cần dùng benzoyl peroxide 2.0% sau Zineryt là đủ. Tuy nhiên, đừng bao giờ chỉ dùng mỗi Zineryt. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sau khi dừng dùng ZIneryt mà không bổ sung thêm các loại thuốc kháng khuẩn, như kháng sinh hay benzoyl peroxide, số lượng mụn thậm chí còn tăng thêm 50% so với ban đầu.

Một điều quan trọng nữa phải nhớ là diệt vi khuẩn mụn chỉ là một phần trong quá trình trị mụn. Thuốc kháng sinh hay kẽm sẽ không có tác dụng đối với các loại mụn không viêm như mụn đầu trắng hay mụn đầu đen. Bạn sẽ cần thêm một quy trình dưỡng da hoàn chỉnhđể kiểm soát được những loại mụn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Trị mụn bằng Tretinion có hiệu quả không?
Trị mụn bằng Tretinion có hiệu quả không?

Tretinoin dạng kem bôi là phiên bản không kê đơn của loại thuốc trị mụn nổi tiếng Retin-A.

Trị mụn bằng kháng sinh có an toàn và hiệu quả không?
Trị mụn bằng kháng sinh có an toàn và hiệu quả không?

Thuốc kháng sinh từng được các bác sĩ chọn làm phương pháp chữa trị đầu tiên cho người bị mụn.

Trị mụn bằng các phương pháp tự nhiên có tốt hơn không?
Trị mụn bằng các phương pháp tự nhiên có tốt hơn không?

Đôi khi, phương pháp phù hợp có thể là dùng thuốc, đôi khi lại có thể là sự thay đổi trong chế độ ăn, đôi khi hiệu quả lại đến nhờ sự kết hợp giữa thuốc tây và các sản phẩm tự nhiên.

Miếng dán trị mụn có hiệu quả không?
Miếng dán trị mụn có hiệu quả không?

Dùng miếng dán trị mụn là phương pháp tiết kiệm nhất để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp tệ nhất.

Liệu pháp ánh sáng trong điều trị mụn có hiệu quả thực sự không?
Liệu pháp ánh sáng trong điều trị mụn có hiệu quả thực sự không?

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp không gây đau dành cho điều trị mụn. Khác với liệu pháp tia laser, liệu pháp ánh sáng không có tác dụng loại bỏ mụn ngay lập tức mà thay vào đó là tiêu diệt vi khuẩn gây mụn p. acnes và làm co tuyến bã nhờn để làn da có thể tự phục hồi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách trị mụn ở lưng nào hiệu quả?
  •  9 năm trước
  •  15 trả lời
  •  2701 lượt xem

Tôi ghét mụn ở lưng mà tôi đã bị quá lâu rồi. Cách trị mụn ở lưng nào thực sự hiệu quả để loại bỏ chúng? Trị mụn ở lưng có giống với trị mụn ở trên mặt không?

Cách trị mụn nào hiệu quả nhất?
  •  9 năm trước
  •  21 trả lời
  •  1927 lượt xem

Tôi đang dùng bộ sản phẩm trị trứng cá của Proactiv của Mỹ nhưng nó không có hiệu quả mấy. Mụn trứng cá của tôi khá nặng và đau. Liệu có cách trị mụn hiệu quả nào giúp loại bỏ mụn không? Tôi nghe nói trị mụn bằng laze có thể mang đến hiệu quả tốt nhất?

Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  9 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2528 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách trị mụn đầu đen, mụn cám mà không phải nặn mụn ?
  •  9 năm trước
  •  7 trả lời
  •  2015 lượt xem

Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?

Trị mụn bằng lột da bằng hóa chất với Glyolic acid hay salicylic acid cái nào tốt hơn ?
  •  9 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1664 lượt xem

Tôi bị mụn mức độ nhẹ đến trung bình, và một người bạn đề nghị tôi nên dùng phương pháp lột da bằng hóa chất để trị mụn hàng tháng. Tôi đã đọc về lột da bằng hóa chất với glycolic axit và salicylic acid nhưng chúng có vẻ giống nhau và tôi không biết cái nào sẽ trị mụn trứng cá tốt hơn. Xin vui lòng cho tôi biết cái nào là tốt nhất?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2563 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 5 năm trước
 2075 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 4 năm trước
 1724 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 5 năm trước
 1436 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây