Quá trình hồi phục sau nâng mũi
Cũng giống như các quy trình phẫu thuật khác, quá trình hồi phục sau nâng mũi ở mỗi người sẽ mỗi khác. Nhưng nhìn chung, dù áp dụng kỹ thuật nào thì bạn cũng có thể bị đau âm ỉ và đau đầu sau 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đều được kê thuốc giảm đau, kháng sinh và kháng viêm nên bạn hoàn toàn có thể chịu đựng được. Triệu chứng rõ ràng nhất và hơi khó chịu sau nâng mũi đó là nghẹt mũi. Vì bị sưng bên trong mũi nên vài ngày đầu bạn sẽ cảm thấy bị tắc nghẽn và nghẹt mũi cho đến khi sưng giảm dần. Một số bệnh nhân có vấn đề nặng về hô hấp trước khi phẫu thuật sẽ thấy tình trạng cải thiện ngay sau phẫu thuật, ngay cả khi mũi vẫn còn sưng. Những người khác có thể mất thêm thời gian mới cảm nhận được những thay đổi tích cực. Những người không có vấn đề về hô hấp sẽ nhận thấy tình trạng tắc nghẽn mũi rõ hơn, đôi khi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong những tuần đầu tiên, tốt nhất bạn nên tránh môi trường khô, chất gây kích thích mũi, dùng nước muối vệ sinh mũi và bôi ít thuốc mỡ trong mũi vài ngày một lần khi cần để giúp mũi bớt khô và bong vảy. Nhưng bạn cần tuyệt đối tránh xì mũi cho đến khi bác sĩ đồng ý là có thể làm điều đó.
Sau phẫu thuật bạn cũng sẽ bị và nhìn rõ sưng bầm ở bên ngoài mũi và má. Tình trạng sưng bầm đôi khi có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của bạn, những gì đã được thực hiện trong quy trình phẫu thuật trước đó và tốc độ lành thương. Nếu khi phẫu thuật bạn cần thực hiện thao tác đục xương để di chuyển xương vào trong thì sau phẫu thuật có thể sẽ bị bầm nhiều hơn. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp xấu nhất thì hầu như vết bầm đều biến mất sau 7 – 10 ngày. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số biện pháp khắc phục hoặc thuốc thảo dược giúp giảm bầm tím, nhưng bạn không nên dùng bất cứ thứ gì mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân thường cần khoảng 1 tuần để nghỉ việc cũng như tham gia các hoạt động khác. Mũi được cắt chỉ sau 5 – 7 ngày. Sau khoảng 1 – 2 tuần bạn có thể ra ngoài mặc dù lúc này mũi vẫn còn sưng và đang tiếp tục lành lại. Có thể rửa mặt nhẹ nhàng và trang điểm một chút sau 1 tuần. Đến 2 – 3 tuần sau phẫu thuật khoảng 70% sưng nề đã biến mất, lúc này bạn có thể dần hình dung ra dáng mũi sau nâng của mình. Tuy nhiên đến khoảng 6 tuần mũi mới giảm được 80 – 85% sưng nề, và lượng sưng nề còn lại sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng – 1 năm sau đó. Mặc dù trông đã khá ổn vào thời điểm sau 2 tuần nhưng lúc này có thể bạn vẫn chưa thoải mái, vẫn còn tự ti với chiếc mũi của mình. Lý do là vì mũi (nhất là phần đầu mũi) sẽ vẫn hơi tê (có nhiều trường hợp bị tê nặng hơn) sau phẫu thuật, bất kể là kỹ thuật nào đã được áp dụng. Có thể mất từ vài tuần đến 6 tháng trở lên cảm giác mới trở lại bình thường. Do đó, thời gian đầu nói chuyện hay cười có thể khiến bạn thấy hơi kỳ cục. Bạn cũng sẽ cảm thấy đau hoặc có cảm giác co kéo kỳ lạ khi lỡ cọ xát hay va chạm nhẹ vào mũi thậm chí là sờ lên mũi. Đây đều là những vấn đề bình thường xảy ra trong quá trình phục hồi và sẽ dần dần cải thiện theo thời gian.
Có một số điều bạn có thể làm để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Đầu tiên là lắng nghe bác sĩ và làm theo tất cả các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của họ. Bạn có thể nhận được một danh sách các loại thuốc và chất bổ sung cần tránh trước và sau khi phẫu thuật. Và bạn nên làm theo lời khuyên này đề tránh các vấn đề liên quan đến gây mê, chảy máu hay sưng nề. Sau phẫu thuật nên cố gắng để đầu ở tư thế kê cao. Chườm mát lên mắt và má trong 48 giờ đầu tiên. Trong vài tuần đầu tránh tập thể dục, nâng bất cứ thứ gì nặng hoặc làm bất cứ việc gì gây tăng huyết áp. Điều này có thể khiến sưng nhiều hơn và gây chảy máu. Hãy ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn, ra ngoài và đi dạo nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, lành mạnh. Luôn quan tâm đến cơ thể mình và báo cho bác sĩ ngay nếu thấy điều gì đó bất ổn. Một số triệu chứng nữa cũng khá phổ biến trong vài tháng sau phẫu thuật như mũi của bạn có thể dễ bị chảy nước mũi hơn, nhất là khi bị kích ứng. Tình trạng viêm mũi dị ứng cũng có thể tốt hơn hoặc tệ hơn sau 1 thời gian. Mũi có xu hướng sưng lên một chút khi bạn tập thể dục hoặc làm bất cứ điều gì gắng sức. Da trên mũi có thể nhạy cảm hơn, dễ bị cháy nắng. Mặc dù những điều này có thể khó chịu nhưng mọi thứ sẽ bình thường khi mũi ổn định hoàn toàn. Điều quan trọng cần nhớ là với mỗi lần phẫu thuật chỉnh sửa sau đó, quá trình hồi phục sẽ càng phức tạp và lâu hơn. Vì vậy thường phải chờ ít nhất 1 – 2 năm mới nên cân nhắc chỉnh sửa vấn đề gì đó bạn chưa hài lòng. Hầu hết các bệnh nhân đều nói rằng quá trình hồi phục hoàn toàn có thể chịu đựng được nếu bạn biết rõ những gì sẽ xảy đến trong quá trình này và có những mong muốn thực tế về kết quả của mình.
Vào cuối ca phẫu thuật bác sĩ đặt một tấm nẹp và băng lên mũi của bạn để giữ mũi ổn định, duy trì hình dáng mũi mới. Nẹp sẽ ở đó trong khoảng 7 – 10 ngày tùy từng bệnh nhân. Nếu bạn muốn ra ngoài hay đi làm, bạn hoàn toàn có thể, tuy nhiên hầu hết đều chọn ở nhà nghỉ ngơi trong tuần đầu này. Hầu hết bệnh nhân đều lên kế hoạch nghỉ làm và không tham gia các hoạt động quan trọng trong 1- 2 tuần. Bệnh nhân đều sẽ bị sưng và bầm tím trong thời gian đầu. Ngoài ra có thể bị đau đầu nhẹ, nghẹt mũi trong vài ngày. Khi tình trạng sưng trong mũi giảm, bạn sẽ thấy đỡ nghẹt mũi hơn. Sau 7 – 10 ngày hầu hết đều trở lại tái khám lần đầu. lúc này bác sĩ sẽ gỡ nẹp, mũi trông rất tuyệt và chỉ hơi sưng, bầm nhẹ. Đến 2 – 3 tuần sau phẫu thuật phần lớn sưng nề đã biến mất, bạn sẽ thấy mũi cải thiện hơn. Trong vài tháng đầu sưng tiếp tục giảm và mỗi ngày trông bạn sẽ càng đẹp hơn vì mũi trở nên thanh tú và hài hòa hơn.
Trong quá trình tham vấn trước phẫu thuật bác sĩ luôn đưa ra một danh sách những việc cần làm giúp tránh sưng hoặc bầm tím quá mức hoặc lâu lành vết thương. Trong ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật, tránh các loại thuốc làm loãng máu như spirin, ibuprofen, Coumadin, heparin, Lovenox, Plavix và tất cả các thuốc chống viêm. Tránh bổ sung thảo dược và vitamin có chứa vitamin E, nhân sâm, tỏi, gừng, dầu cá….Thực phẩm bổ sung từ thảo dược thường là những loại thuốc được thiết kế để giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh, tức là sẽ giúp tăng lưu lượng máu, do đó nếu dùng trước khi phẫu thuật sẽ dẫn đến nguy cơ gây chảy máu và bầm tím nặng. Trong 2 – 3 ngày trước phẫu thuật cũng cần tránh uống rượu hoàn toàn. Sau phẫu thuật khi nghỉ ngơi nên kê cao đầu, để đầu luôn ở vị trí cao hơn tim. Tránh ánh nắng mặt trời và tránh nơi có nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm quá nhiều. Với những bệnh nhân đeo kính, trong vài tuần đầu tốt nhất không nên đeo kính để gọng kính đè lên sống mũi. Tuyệt đối tránh thuốc lá vì thuốc lá làm hạn chế lưu lượng oxy trong mạch máu, làm chậm quá trình lành thương. Trong vài tuần đầu cũng tránh nâng vật nặng, hay bất kỳ hoạt động nào làm tăng huyết áp hoặc tăng nhịp tim. Hãy ăn thực phẩm lành mạnh, uống nhiều nước và thư giãn.
Quá trình hồi phục sau nâng mũi có thể được chia thành các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Trong giai đoạn ngắn hạn thì sưng nề và bầm tím là những gì mà bệnh nhân thấy nhiều nhất. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài trong 7 – 10 ngày nhưng chỉ cần sau khi bác sĩ tháo nẹp thì bạn có thể dễ dàng che giấu vết thâm bằng cách trang điểm nhẹ nhàng. Sưng là vấn đề có cả ở giai đoạn ngắn và dài hạn và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngay sau khi tháo nẹp, đầu mũi của bạn trông sẽ giống như một “quả bóng” ở giữa mặt. Tình trạng này sẽ giảm dần trong một vài tuần và bạn sẽ thấy được phần nào đường nét, hình dạng mũi sau nâng sau 2 tháng; Tuy nhiên tùy thuộc vào độ dày của da mà kết quả cuối cùng có thể thấy được sau 8 tháng (với những người có da mỏng) đến hơn 14 tháng (với những người có da dày). Nhìn chung nâng mũi ở những bệnh nhân chỉ cần nâng sống mũi và nâng đầu mũi, không phải can thiệp sâu vào cấu trúc mũi như đục xương hay xắp xếp lại tổ chức sụn mũi thì quá trình hồi phục thường nhanh hơn. Ngoài ra nếu trước đó mũi bị chấn thương đã tạo ra mô sẹo, nhất là ở vách ngăn thì thường có xu hướng bị sưng lâu hơn khiến bạn bị nghẹt, tắc nghẽn mũi lâu hơn. Nhìn chung bệnh nhân sẽ chỉ thấy khó chịu hơn bình thường trong khoảng 3 – 4 ngày, sau đó sẽ bắt đầu bình thường trở lại. Hình dạng mũi sẽ rõ ràng hơn bắt đầu ở giai đoạn sau 2 tháng, sau đó tiếp tục cải thiện đạt đến kết quả cuối cùng sau 12 tháng.
Mỗi bệnh nhân đều có quá trình hồi phục khác nhau, nhưng nói chung hầu hết đều có thể trở lại làm việc sau 1 tuần. Hầu hết đều được nẹp mũi (cả trong và ngoài), nẹp này sẽ được tháo bỏ sau 5 – 6 ngày, sau đó 1 – 2 ngày bệnh nhân có thể trở lại làm việc. Sau phẫu thuật bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm bình thường miễn là giữ cho vùng nẹp, mũi được khô ráo. Hầu hết cũng bị bầm tím vùng mắt, mũi, thái dương kéo dài 2 – 3 tuần nhưng sau 10 ngày có thể trang điểm để che bớt đi. Với những bệnh nhân cần lấy sụn sườn hoặc sụn tai, thì ngoài vùng mũi, vùng lấy sụn cũng đau, khó chịu nhẹ trong vài ngày đầu nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều. Nghỉ ngơi, nâng cao đầu và chườm mát sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Tuyệt đối không được xì mũi để tránh ảnh hưởng đến mô đang lành thương.
Quá trình hồi phục ban đầu sau nâng mũi thường là khoảng 2 tuần. Bạn sẽ được đặt một thanh nẹp trên mũi trong 5 – 7 ngày, sẽ có cảm giác ngột ngạt và tắc nghẽn mũi trong giai đoạn này. Bạn cũng có thể thấy một số vết bầm tím, hoặc bị tê ở vùng răng, vòm miệng. Tình trạng này không có gì bất thường và sẽ hết sau 7 – 10 ngày. Bệnh nhân của tôi thường nghỉ làm khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Sau 6 – 12 tuần đầu mũi sẽ thay đổi khá nhiều, trong thời gian này bạn có thể sẽ được tư vấn chăm sóc da hay matxa vùng mặt (quanh mũi) để giúp mũi nhanh chóng ổn định. Tuy nhiên dù bằng cách nào, mũi có thể mất khoảng 1 năm để ổn định, nhưng sau khoảng 4 – 6 tháng bạn đã phần nào hình dung ra kết quả nâng mũi của mình.
Mũi ngắn có phải sẽ cần quy trình phẫu thuật nâng mũi phức tạp hơn không?
Phẫu thuật nâng mũi ở người có mũi ngắn liệu có phức tạp hơn so với quy trình nâng mũi tiêu chuẩn bình thường không? Hay là không có sự khác biệt gì?
- 3 trả lời
- 934 lượt xem
Nâng mũi mất bao lâu để hồi phục, các biến chứng xảy ra sớm hay muộn?
Chào các bác sĩ ạ. Em là Việt Kiều, đang ở Mỹ. Cuối năm nay ( tết Tây) em quyết định về Việt Nam nâng mũi. Em đọc nhiều bình luận trên mạng, thấy hơi hoang mang, vì nếu có biến chứng như sưng hay viêm thì rất phiền cho thời gian đó. Thông thường sau nâng mũi thì mất bao lâu để bình phục ạ? Vì em chỉ có thể ở Việt Nam tới cuối tháng 2 là phải đi rồi, và kiêng tới 6 tháng hay chỉ cần 1 tháng. Em sợ nhất là sang Mỹ rồi biến chứng thì không biết phải làm thế nào.
- 2 trả lời
- 3325 lượt xem
Sống mũi thấp, có thể khắc phục mà không dùng sụn nhân tạo không?
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.
- 4 trả lời
- 1682 lượt xem
Mũi hếch: tiêm filler để khắc phục có được không?
Chào bác sĩ, mũi tôi bị hếch và lỗ mũi lộ rất rõ. Liệu chất làm đầy (filler) có thể giúp đầu mũi của tôi trông to/dày hơn một chút để che đi lỗ mũi không?
- 3 trả lời
- 3011 lượt xem
Đầu mũi lệch, bất đối xứng, có phải do ngủ nghiêng nhiều không? Phải khắc phục như nào?
Tôi luôn cảm thấy không thoải mái vì mũi mình không đều. Mẹ rói rằng có thể là do tôi thường ngủ nghiêng, liệu có phải vậy không? Tôi nên chỉnh sửa mũi như nào?
- 2 trả lời
- 8516 lượt xem
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Nếu phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi luôn gắn liền với rất nhiều ưu điểm, lợi ích mang lại cho bệnh nhân, thì cũng không tránh khỏi những rủi ro, tai tiếng đi kèm.