Phẫu thuật cắt xương hàm trên kiểu LeFort 1
Phẫu thuật cắt xương hàm trên kiểu LeFort 1 là gì?
Phẫu thuật cắt xương hàm trên kiểu LeFort 1 là một trong những quy trình phổ biến nhất được sử dụng để chỉnh sửa các biến dạng tầng mặt giữa. Nhờ vào tính đơn giản và linh hoạt của phương pháp mà kỹ thuật cắt xương hàm trên kiểu LeFort 1 đã trở nên phổ biến cho nhiều mục đích sử dụng. Tại quy trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt rời toàn bộ xương hàm trên sau đó thay đổi vị trí xương hàm trên nhằm điều chỉnh khớp cắn của bạn đồng thời cải thiện thẩm mỹ gương mặt.
Phẫu thuật cắt xương kiểu LeFort 1 được đặt tên theo mô hình gãy xương được mô tả ban đầu bởi Rene LeFort vào năm 1901.
Ngoài đường cắt xương kiểu LeFort 1 còn có kiểu LeFort 2 và LeFort 3 khác nhau về kỹ thuật cũng như mục đích sử dụng, trong đó:
- Kỹ thuật cắt xương kiểu LeFort 1: thay đổi vị trí môi trên, đầu mũi, nền mũi và góc mũi-môi mà không làm ảnh hưởng đến vùng gò má - ổ mắt.
- Kỹ thuật cắt xương kiểu LeFort 2: thay đổi độ nhô của khối mũi-hàm trên mà không làm thay đổi thể thích hốc mắt và độ nhô của xương gò má.
- Kỹ thuật cắt xương kiểu LeFort 3: tách rời toàn bộ khối sọ mặt, có thể làm thay đổi vị trí và thể tích hốc mắt, độ nhô xương gò má, vị trí gốc mũi, góc mũi- trán, chiều dài mũi và vị trí xương hàm trên.
Đường cắt xương kiểu Lefort 2 và LeFort 3 thường áp dụng trong các trường hợp bị các hội chứng dị dạng sọ mặt.
Chỉ định của phẫu thuật cắt xương kiểu LeFort 1
Kỹ thuật cắt xương kiểu LeFort 1 cho phép xương hàm trên di chuyển trong cả 3 mặt phẳng không gian, nên nó được sử dụng để điều trị sai khớp cắn hạng II và hạng III, cũng như sự bất đối xứng của hàm mặt. Hay nói cách khác, bác sĩ thường sử dụng đường cắt xương LeFort 1 để dịch chuyển hàm trên ra trước – lùi sau, lên trên – xuống dưới, sang trái – sang phải để điều trị các trường hợp hàm hô móm, các dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển xương hàm cũng như các di chứng chấn thương.
Sai khớp cắn hạng III (móm) là một trong các lý do phổ biến nhất để thực hiện phẫu thuật cắt xương kiểu LeFort 1. Tình trạng này có sự liên quan với thiểu sản xương hàm trên và thường gặp ở những bệnh nhân sứt môi hở hàm ếch, bị ngưng thở khi ngủ (OSA) và tiêu xương hàm trên.
Bệnh nhân có sai khớp cắn hạng II (hô) nghiêm trọng do hàm dưới lùi sau thường cần phẫu thuật cắt xương kiểu Lefort 1 và tái định vị lại xương hàm, thêm vào đó, hàm dưới cũng cần được đẩy ra trước kết hợp tạo hình xương để gương mặt đạt được vẻ thẩm mỹ và thiết lập khớp cắn ổn định.
Bệnh nhân bị rối loạn phát triển xương hàm (giảm hoặc tăng kích thước dọc) cũng được hưởng lợi nhờ kỹ thuật cắt xương hàm trên LeFort 1. Đối với bệnh nhân có tăng kích thước dọc, còn gọi “hội chứng mặt dài”, bác sĩ áp dụng kỹ thuật cắt xương LeFort 1 để cắt giảm tỷ lệ dọc xương hàm trên, từ đó cũng giảm mức độ cười hở lợi. Những bệnh nhân này thường xuất hiện với gương mặt có hàm dưới lùi sau, cằm lẹm và có xu hướng sai khớp cắn hạng II. Quá trình chỉnh sửa thường kết hợp phẫu thuật 2 hàm và tạo hình xương.
Tăng kích thước dọc có liên quan tới triệu chứng tắc nghẽn đường thở (ngưng thở khi ngủ) và thở bằng miệng. Cả 2 triệu chứng này đều biến mất sau khi phẫu thuật hàm.
Quy trình phẫu thuật cắt xương kiểu LeFort 1
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng hàm và đánh giá sức khỏe tổng quát của bạn để xác định xem bạn có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hàm hay không.
Bạn sẽ được gây mê để bắt đầu quy trình phẫu thuật. Khi thuốc mê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ rạch một đường mổ dài 5-8 cm ở phía sau môi trên, kéo dài từ răng 15 đến răng 25.
Tiến hành bóc tách mô mềm cẩn thận để bộc lộ xương hàm trên, sau đó cắt xương hàm trên và di chuyển ra trước, lùi sau hoặc xoay tùy theo từng trường hợp của bệnh nhân. Cuối cùng cố định xương bằng nẹp và vít titan, đồng thời dùng thun liên hàm để cố định 2 hàm trong khoảng 1 tuần. Sau đó khâu đóng vết rạch và đặt ống dẫn lưu.
Chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt xương hàm
Sau khi phẫu thuật hàm, ngoài việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ (uống thuốc, chườm lạnh…), bệnh nhân cần tuân thủ theo 3 hướng dẫn cơ bản sau:
Chế độ ăn uống
Khi mới phẫu thuật hàm, chức năng ăn nhai của bạn bị hạn chế. Vì thế, hãy duy trì một chế độ ăn chức thực phẩm mềm trong khoảng 6 tuần, bắt đầu bằng các thực phẩm lỏng, loãng trong 3-4 ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Nên tháo bỏ thun kéo liên hàm khi ăn uống.
Vệ sinh răng miệng
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt xương hàm cần có một quy trình vệ sinh răng miệng thích hợp. Việc vệ sinh răng miệng thường gặp khó khăn hơn 1 chút khi có các các khí cụ chỉnh nha, nẹp và dây chun ở trong miệng. Trước khi VSRM, bạn nên tháo tất cả các chun kéo, và dùng một bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật, súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn là cần thiết. Thêm vào đó,1 chiếc máy tăm nước (Waterpik) là một công cụ hữu ích hỗ trợ bạn làm sạch từng kẽ răng. Nếu sử dụng máy tăm nước, bạn cần chú ý không xịt/ không hướng xịt vào đường mổ bên trong miệng.
Luyện tập há – ngậm miệng
Bệnh nhân được hướng dẫn luyện tập há – ngậm miệng càng sớm càng tốt. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ hướng dẫn và theo dõi quá trình tập luyện của bạn. Sau 4 tuần phẫu thuật, bạn nên há miệng được tối thiểu 35mm.
Nếu quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bạn có thể được chỉ định chỉnh nha sau khi phẫu thuật cắt xương hàm từ 2-6 tuần tùy trường hợp.
Rủi ro và biến chứng
Quy trình này tương đối đơn giản, nhưng nếu không được thực hiện 1 cách chính xác thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết nặng, phù nề thanh quản và suy hô hấp.
Bên cạnh đó còn tiềm ẩn những rủi ro và một loạt các biến chứng đã được báo cáo (dựa trên nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân) như: lệch vách ngăn mũi, áp xe, viêm xoang hàm trên, hoại tử hàm trên,…
Các biến chứng thường gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật chỉnh hình hàm bao gồm các vấn đề về khớp thái dương hàm, suy giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh, hoại tử xương, nhiễm trùng,...
Phẫu thuật tạo mặt V-line không chỉ tập trung phẫu thuật can thiệp xương hàm dưới mà còn cần kết hợp nhiều kỹ thuật thẩm mỹ khác nhau.
Phẫu thuật hàm hay không là một trong những lựa chọn khó khăn mà bạn cần thực hiện. Quyết định này có thể khiến bạn căng thẳng.
Các biến chứng có thể xảy ra như chảy xệ mô mềm, cứng hàm, tổn thương dây thần kinh,... và cách khắc phục.
Độ tuổi từ 18 tuổi đến 45 tuổi là phù hợp nhất để phẫu thuật hàm. Tuy nhiên, tuổi tác không phải yếu tố quyết định.
- 6 trả lời
- 1553 lượt xem
Qua một vài bức ảnh tôi nhận thấy cằm tôi bị lẹm, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm pp độn cằm. Càng nhìn vào cằm tôi càng nhận ra rằng đây có thể là kết quả của khớp thái dương hàm và có thể tôi sẽ cần phẫu thuật hàm. Khớp cắn của tôi ổn, tuy nhiên, nếu tôi trượt nhẹ hàm dưới về phía trước thì góc nghiêng trông đẹp hơn rất nhiều. Giả sử độn cằm thì kết quả sẽ tương tự như thế và có vẻ không phức tạp bằng phẫu thuật hàm. Làm sao để biết đâu là phương án tốt nhất?
- 6 trả lời
- 2720 lượt xem
Phẫu thuật hàm và nâng mũi cùng lúc có an toàn không?
- 2 trả lời
- 1449 lượt xem
Tôi chuẩn bị niềng răng, dự tính hàm trên niềng răng mặt trong còn hàm dưới niềng răng mắc cài truyền thống. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên phẫu thuật hàm nhưng cũng có 1 vài bác sĩ nói tôi chỉ cần nhổ 4 răng và cắm minivis là đủ để chữa hô vẩu, đồng thời giảm mức độ cười hở lợi. Dưới đây là hình ảnh phim X-quang của tôi. Tôi muốn hỏi thêm là nếu tôi nhổ 4 răng thì sau bao lâu đóng khoảng trống lại được vì tôi là diễn viên nên rất quan tâm điều này? Cảm ơn bác sĩ.
- 1 trả lời
- 873 lượt xem
răng em khá nhỏ. nếu bây giờ cắt lợi thì cười vẫn hở lợi ạ. e đang phân vân có nên phẫu thuật hay k vì em lo cho tương lai lâu dài nữa không biết phẫu thuật xong có để lại biến chứng hay không. bác sĩ cho e lời khuyên với ạ