Một tuần nữa tôi sẽ làm phẫu thuật tạo hình thành bụng, thắt cơ xổ bụng, chữa thoát vị. Tôi nên ăn uống thế nào?
I. TRƯỚC KHI LÀM PHẪU THUẬT
a. Trước 30 ngày
1) Bắt đầu uống viên sắt, 325 mg (không cần đơn) một ngày (làm tăng máu). Có thể khiến phân bị đen và gây táo bón.
2) Bắt đầu uống vitamin tổng hợp (cung cấp dưỡng chất cho quá trình phục hồi), không dùng quá liều vitamin E vì có thể gây chảy máu.
3) Dừng sử dụng mọi loại thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc các loại hormone nữ tiền mãn kinh (làm gia tăng nguy cơ tụ máu).
4) Dừng uống mọi sản phẩm thực phẩm chức năng không cần kê đơn (có thể gây các vấn đề chưa được biết tới).
5) Nếu bạn từng làm phẫu thuật giảm cân thì hãy bắt đầu nạp 100 gram protein mỗi ngày.
6) Ngừng hút thuốc. Không có ngoại lệ.
7) Nếu lớn hơn 45 tuổi hoặc có các vấn đề sức khỏe thì chúng tôi khuyên là nên cũng cấp các dữ liệu xét nghiệm cơ bản cho bác sĩ riêng và để bác sĩ cho phép trước khi thực hiện phẫu thuật.
b. Trước phẫu thuật 14 ngày
1) Nếu bạn trên 45 tuổi hoặc có các vấn đề sức khỏe, hãy cung cấp thư đồng ý cho thực hiện mổ kèm dữ liệu xét nghiệm cho bác sĩ phẫu thuật TM của bạn.
2) Đến gặp bác sĩ PTTM để được cung cấp các chỉ định (trước và sau phẫu thuật), được tư vấn và nhận tài liệu tham khảo. Trao đổi về việc nên tiếp tục dùng hay ngưng dùng thuốc gì. Hãy lập và mang theo một danh sách các câu hỏi.
3) Dừng cạo lông vùng kín (dao cạo có thể để lại các vết cắt nhỏ là chỗ tích trữ vi khuẩn, gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng).
4) CẤM dùng aspirin, Alleve, Motrin (có thể can thiệp vào quá trình đông máu bình thường), chỉ dùng Tylenol (không ảnh hưởng đến quá trình đông máu bình thường) hoặc các thuốc giảm đau do bác sĩ PTTM kê.
5) Sắp xếp thỏa thuận đưa đón và chăm sóc con cái.
c. Trước phẫu thuật 4 ngày
1) Bắt đầu dùng bromelian và arnica theo chỉ dẫn (chống bầm tím và sưng).
2) Mua hai túi đậu và ngô đông lạnh thật to. Có thể bọc một túi đậu/ngô đông lạnh trong vỏ gối, chườm lên bụng, sau đó đổi sang túi thứ hai sau khi túi một rã đông.
3) Mua các nhu yếu phẩm (đồ ăn, đồ dùng) và xác nhận lại lịch trình cá nhân của những người sẽ hỗ trợ bạn sau phẫu thuật.
4) Không cạo lông mu (có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng). Đội ngũ phẫu thuật sẽ cắt bớt lông nếu cần.
d. Trước phẫu thuật 3 ngày
1) Tắm kháng khuẩn (anti bacteria decolonization shower)
2) Bôi kháng sinh ngoài da
e. Trước phẫu thuật 1 ngày
1) Mua sẵn thuốc được kê.
2) Chuẩn bị sẵn sàng giường, ghế ngả lưng, gối, nêm mút xốp...
3) Đảm bảo là mình đã nhớ địa chỉ trung tâm phẫu thuật, kiểm tra xem bạn có thể xin trước mẫu đơn gì gì từ trung tâm phẫu thuật để điền trước ngày làm phẫu thuật hay không.
4) Gọi cho trung tâm phẫu thuật để hỏi về thời gian mà bạn cần có mặt
5) Chuẩn bị hoặc mua chuông (nếu bạn cần hỗ trợ sau phẫu thuật) để có thể gây chú ý với những người sẽ chăm sóc bạn
e. Đêm trước ngày làm phẫu thuật
1) Lập danh sách các câu hỏi “chót”, những nhu cầu, mong muốn, khao khát và kỳ vọng với cuộc phẫu thuật.
2) Tôi để bệnh nhân thụt rửa ruột trước phẫu thuật (giảm lượng phân) vì hậu phẫu sẽ bị táo bón (do dùng thuốc giảm đau) và có thẻ giảm nguy cơ tụ máu (chất thải rắn ép vào tĩnh mạch trong bụng trong lúc thắt cơ bụng).
3) Tắm với dung dịch sát trùng và kỳ cọ kỹ toàn thân.
4) Không uống đồ uống có cồn.
5) Không nạp qua đường miệng sau nửa đêm hoặc 8 giờ trước phẫu thuật (trừ khi được trung tâm phẫu thuật chỉ định).
II Ngày làm phẫu thuật
1) Thức dậy, tắm lần hai và kỳ cọ khu vực chuẩn bị mổ
2) Kiểm tra danh sách câu hỏi (hãy mang theo ảnh minh họa kết quả bạn mong muốn).
3) Dán miếng dán chống say tàu xe (để chống buồn nôn).
4) Uống tất cả các loại thuốc cần thiết nhưng chỉ nhấp môi nước để uống thuốc.
5) Nếu thấy bồn chồn, lo lắng, uống Valium 5 mg bằng cách nhấp môi nước.
6) Tháo mọi khuyên, trang sức, “ghim cơ thể” khỏi tóc và cơ thể.
7) Không trang điểm, xóa sơn móng tay (để theo dõi trong lúc làm phẫu thuật)
8) Mặc áo có cúc/khóa, quần nỉ bó gấu hoặc quần co giãn.
9) Điểm qua danh sách của bạn cùng bác sĩ và bác sĩ gây mê.
10) Xác nhận lại với trung tâm phẫu thuật về thời gian người chăm sóc sau phẫu thuật của bạn sẽ có mặt để nghe chỉ dẫn và thông tin.
11) Hãy yêu cầu có các biện pháp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. Cá nhân tôi cho bệnh nhân 5.000 IU thuốc chống đông máu Heparin, tất y khoa T.E.D (tất nịt chống nghẽn mạch huyết khối) và máy áp lực phân đoạn (trước, trong và sau phẫu thuật).
III. Hậu phẫu
a) Ngay sau khi phẫu thuật
1) Trao đổi với y tá trực phòng hồi phục của bạn (đau, buồn nôn...)
2) Làm theo những gì được yêu cầu
3) Tôi thường cung cấp băng ép (trao đổi với bác sĩ để biết họ muốn làm thế nào).
b) Ra viện
1) Chương trình ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu: tập chân/bàn chân, tất y khoa T.E.D và (tôi cho bệnh nhân mang về) máy áp lực phân đoạn cầm tay để dùng trong 2 tuần sau phẫu thuật. Rời khỏi giường và đi lại mỗi 1-2 giờ khi không ngủ. Cho chạy máy áp lực phân đoạn trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi trong vòng 2 tuần tiếp theo.
2) Sử dụng phế dung kế mỗi giờ sau phẫu thuật (cải thiện hô hấp sau gây mê toàn thân).
3) Nếu có đặt ống dẫn lưu, dùng cốc đo và biểu đồ để ghi lại lượng dịch chảy ra theo hướng dẫn.
4) Ống thông tiểu Foley: cá nhân tôi để bệnh nhân về nhà khi vẫn cắm ống thông tiểu và để họ rút ống sau 6 giờ kể từ lúc làm phẫu thuật (một số bệnh nhân bị bí tiểu trong lúc thuốc gây mê toàn thân tan dần và phải cắm ống thông tiểu lần nữa.
5) Khom người khi đi bộ. Tôi thường chuẩn bị nạng chống cho bệnh nhân.
6) Ngủ với tư thế “ngả ngớn” (dùng ghế ngả lưng, giường bệnh viện hoặc gối/nêm mút xốp).
7) Ăn uống tăng dần để tránh bị buồn nôn: Dung dịch lỏng trong suốt (nước uống tăng lực gatorade, nước dùng, trà) trong 8 tiếng đồng hồ, đồ ăn lỏng trong 8 tiếng tiếp theo (xúp, bánh pudding, sữa chua), ăn đồ mềm trong 8 tiếng sau đó (bột yến mạch hoặc mỳ Ý nấu kỹ), sau 24 giờ thì ăn bình thường. Bắt đầu dùng thuốc nhuận tràng và thực hiện chế độ chống táo bón.
8) Kiểm soát đau: Riêng tôi tiêm một loại thuốc giảm đau tác dụng lâu vào khu vực phẫu thuật, giúp giảm đau không gây ngủ. Bây giờ có thể bắt đầu dùng aspirin, alleve, montrin sau phẫu thuật và thay thế với narcotic loại uống. Đừng uống thuốc giảm đau khi đói, ăn vài cái bánh quy trước và sau khi uống (Tránh buồn nôn và đau bụng).
9) Sử dụng phế dung kế: giúp thông các đơn vị hô hấp nhỏ trong phổi đã bị nghẹt trong lúc gây mê toàn thân. Dùng mỗi giờ một lần cho tới khi bạn đạt được giá trị trước phẫu thuật.
b) Bốn ngày đầu sau phẫu thuật.
1) Đeo máy áp lực phân đoạn 24/7, tập các bài tập chống huyết khối tĩnh mạch sâu mỗi giờ một lần
2) Sử dụng phế dung kế: giúp thông các đơn vị hô hấp nhỏ nằm trong phổi đã bị nghẹt trong lúc gây mê toàn thân. Dùng mỗi giờ một lần cho tới khi bạn đạt được giá trị bằng với giá trị trước phẫu thuật.
3) Đi lại khom người (dùng nạng được cung cấp) và ngủ trong tư thế bào thai co người, sử dụng ghế ngả lưng hoặc chèn nêm/gối.
4) Nếu không thể đi veej sinh thì bắt đầu dùng thuốc xổ nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng.
c) Từ 5 ngày đến 2 tuần
1) Không có hạn chế về vị trí ngủ hoặc đứng thẳng. Chỉ dùng nạng khi cần.
2) Bỏ ống bơm giảm đau không có chất á phiện
3) Có thể tắm nhưng giữ khô chỗ vết mổ và khu vực làm phẫu thuật (xịt vòi sau lưng, dùng bông tắm ở đằng trước).
4) Có thể tháo máy áp lực phân đoạn trong lúc di chuyển nhưng lúc nào nghỉ thì phải đeo
5) Tích cực đi lại và giãn gân cốt cho tới khi đau và mệt
6) Dần dần ngừng sử dụng thuốc giảm đau gây ngủ và thay bằng các loại thuốc không cần kê đơn khác giống Tylenol, Mortrin hoặc Aspirin.
7) Lái xe nếu chịu được (phải không dùng nhóm thuốc giảm đau gây ngủ)
8) Có thể chuyển từ băng ép được bác sĩ cung cấp sang một loại đồ lót ôm dáng để thoải mái hơn và cảm giác được hỗ trợ.
9) Có thể trở lại làm việc nếu chịu được
d) Sau 2 tuần
1) Tập đến khi chạm đến mức bị đau và mệt
2) Không cần máy áp lực phân đoạn nữa (vẫn có thể tiếp tục dùng)
3) Báo cho phòng khám nếu lượng dịch chảy ra ít hơn 25 ml trong thời gian 24 giờ để được rút ống dẫn lưu. Có thể tắm thoải mái khi đã rút ống dẫn lưu.
4) Bắt đầu chăm sóc chống sẹo: Dùng băng Embrace và băng dán sợi gel silicon.
e) Sau 6 tuần
1) Không có giới hạn gì về tập luyện (hãy tự đánh giá cho đúng).
2) Tiếp tục mặc đồ lót bó để được hỗ trợ và giảm sưng (nếu cần).
3) Sẽ mất 2-3 tháng để đa số sưng nề giảm hết.
4) Sẽ mất 9 tháng hơn để sẹo “trưởng thành” (mềm và nhạt màu)
5) Tận hưởng cơ thể mới của bạn.
Tôi cho là bạn đã chọn một vị bác sĩ PTTM có kinh nghiệm, có chứng nhận từ Hiệp hội thẩm mỹ.
Da nhăn nheo sau khi tạo hình thành bụng mini và hút mỡ 8 tuần
Khoảng hơn 8 tuần trước tôi đi phẫu thuật tạo hình bụng mini, có thắt chặt cơ và hút mỡ nhưng không dời rốn. Phẫu thuật xong bác sĩ không đặt ống dẫn lưu. Bây giờ tôi thấy da bụng dưới bị nhăn nheo. Đi kiểm tra thì bác sĩ bảo là có thể vấn đề này sẽ tự hết nhưng khả năng này chỉ là 50% nên tôi rất lo. Tôi nghĩ phẫu thuật xong là bụng sẽ căng, phẳng mà giờ lại bị như thế này đây. Lúc nhìn nghiêng còn thấy bụng nhô ra nữa.
- 7 trả lời
- 3093 lượt xem
Tại sao sau phẫu thuật tạo hình thành bụng tôi tăng 4 cân một tuần?
Một tuần trước tôi vừa tiến hành tạo hình thành bụng toàn phần, thắt chặt cơ bụng, hút mỡ ở bụng trên, bụng dưới và hai bên sườn. Tôi thấy ổn và có thể đứng thẳng, đi lại mà không đau mấy. Nhưng tôi bị phù nề! Tôi uống nước liên tục nhưng vẫn tăng 4 kg so với trước khi phẫu thuật! Đến khi nào tôi mới có thể mặc vừa quần áo cũ? Phần bụng trên là sưng trầm trọng nhất.
- 4 trả lời
- 829 lượt xem
Vẫn sưng nề sau 10 tuần chữa thoát vị và xổ cơ bụng, liệu có bình thường?
Tôi bị xổ cơ bụng, thoát vị lỗ rốn và thoát vị vùng bụng. Một tuần sau phẫu thuật, tôi đi tái khám và bác sĩ phẫu thuật tổng quát nói rằng thành bụng của tôi bị yếu và giãn do mang thai, nhưng bác sĩ đã thắt chặt mọi thứ và chữa các chỗ thoát vị, trong một tháng là tôi sẽ thấy hài lòng với kết quả sau khi hết sưng nề. Đã 10 tuần sau phẫu thuật nhưng bụng phía trên bên trái vẫn còn sưng, còn bụng dưới bên phải trông không bằng phẳng. Tôi đã tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ dẫn, không mang vác nâng đồ nặng chút nào! Sưng lâu như thế có bình thường không?
- 4 trả lời
- 770 lượt xem
Tại sao lại bị đau nhói/nóng rát nhiều ở vị trí cách vết mổ khoảng 4-5 cm sau khi tạo hình thành bụng được 6 tuần rưỡi (khi chạm vào)?
Có một vùng rộng khoảng 4-5 cm (chính giữa nửa bên phải của vết sẹo) mà khi tôi chạm vào hay cố mát-xa nó, thì nó lại rát/nhói kinh khủng. Nó có lẽ hơi đỏ hơn vị trí tương tự ở phía bên kia. Hình như có sưng một chút nhưng có thể chỉ là do hút mỡ nên bụng hơi nhấp nhô. Chỉ mới đau 3-5 ngày trước. Có thể nào là do một nút chỉ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng không? Còn trường hợp nào khác? Cảm ơn
- 5 trả lời
- 7019 lượt xem
Tại sao bụng dưới vẫn đầy mỡ sau khi tạo hình thành bụng mini được 6 tuần
Tôi đã làm tạo hình thành bụng mini, sau đó bị tụ dịch rồi được bác sĩ rút dịch bằng ống tiêm, giờ đã sau 6 tuần nhưng bụng tôi vẫn bị lồi, trông chẳng giống như đã phẫu thuật gì cả. Xin hãy cho tôi biết là có phải đã làm sai cái gì đó không. Tôi tuyệt vọng quá, tôi ghét kết quả bụng mình, gặp bác sĩ thì bác sĩ chỉ bảo có lẽ tôi cần hút mỡ thêm, nhưng trông bụng tôi cứ sai sai.
- 3 trả lời
- 1023 lượt xem