Mang thai sau khi làm đông hủy mỡ có làm tế bào mỡ ở vùng đã điều trị nhân lên và làm hỏng kết quả lâu dài ủa đông hủy mỡ không?
Mặc dù mang thai có thể tạo ra nhiều thay đổi, nhưng nếu bạn duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ, bạn sẽ hạn chế được sự gia tăng tế bào mỡ/khối lượng mỡ trong quá trình này. Bệnh nhân chỉ cần thêm 400 calo/ngày trong thời kỳ mang thai nói chung. Sống lành mạnh sau khi điều trị bằng phương pháp đông hủy mỡ là điều tối quan trọng đối với bệnh nhân - cho dù họ có mang thai hay không. Để trả lời câu hỏi của bạn - hãy đợi cho đến SAU KHI mang thai để làm thủ thuật đông hủy mỡ. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn với kết quả lâu dài.
Làm đông hủy mỡ trước khi mang thai không có vấn đề gì. Miễn là bạn có thể trở lại cân nặng trước khi mang thai, thì kết quả tuyệt vời của việc điều trị vẫn sẽ còn đó. Số lượng tế bào mỡ mà bạn có hầu như không thay đổi sau tuổi dậy thì. Nếu bạn tăng cân, các tế bào mỡ hiện có sẽ phát triển to hơn; khi bạn giảm cân, chúng sẽ co lại. Đông hủy mỡ làm giảm vĩnh viễn số lượng tế bào mỡ trong vùng được điều trị. Lượng tế bào mỡ hơn ở vùng đó sẽ luôn thấp hơn. Khi bạn tăng cân, trọng lượng sẽ phân bổ đều cho các tế bào mỡ còn lại của bạn.
Da bụng không còn săn chắc sau khi mang thai và giảm cân, tôi có thích hợp làm đông hủy mỡ?
Tôi đã tăng 22 kg khi mang thai. Bây giờ đã giảm được 15 kg, hiện tôi cao 1m58 và nặng 65 kg. Tôi khỏe mạnh và hài lòng với đường cong của cơ thể, chỉ là phần bụng của tôi cần được giúp đỡ. Phần bụng dưới của tôi bị lồi ra, tôi muốn thử đông hủy mỡ. Tôi biết da bụng vẫn sẽ chảy xệ, nhưng tôi chỉ muốn giảm kích thước của bụng dưới thôi. Tôi phù hợp làm đông hủy mỡ không?
- 4 trả lời
- 612 lượt xem
Đông hủy mỡ có ảnh hưởng đến việc mang thai sau này không?
Tôi muốn làm đông hủy mỡ ở vùng cơ sáu múi và hai bên ụ hông nhưng tôi có y ý định mang thai lần nữa. Có đáng lo không? Đông hủy mỡ có ảnh hưởng đến việc mang thai sau này của tôi không?
- 3 trả lời
- 668 lượt xem
Mỡ được đào thải như thế nào sau đông hủy mỡ?
Tôi biết là các tế bào mỡ sẽ bị "phá hủy” và "đào thải một cách tự nhiên" nhưng cụ thể thì quá trình đó diễn ra như thế nào? Nghiên cứu cho thấy mỡ sẽ được tái hấp thu vào máu, nhưng trừ khi bệnh nhân giảm nạp calo hoặc tăng chạy bộ - thì không phải lượng mỡ đó sẽ bị “tái hấp thụ” và chuyển sang chỗ mới sao, kiểu như chuyển sang đùi tôi, nếu tôi không vận động để đốt mỡ? Tôi sợ mình sẽ có cằm nọng! Nếu bây giờ tôi phải chạy để triệt tiêu mỡ bị “đánh bật” khỏi vùng được điều trị, thì chẳng phải tôi nên chạy ngay từ đầu cho rồi sao?
- 1 trả lời
- 830 lượt xem
Mỡ chết được đào thải như thế nào sau đông hủy mỡ?
Mỡ chết được cơ thể đào thải bằng cách nào sau đông hủy mỡ? Chúng có thể gây tắc mạch mỡ không?
- 4 trả lời
- 1269 lượt xem
Bảo hiểm có chi trả cho đông hủy mỡ không và có thể điều trị cho người đã mổ lấy thai?
Cần điều trị bao nhiêu lần cho vùng bụng?
- 3 trả lời
- 685 lượt xem